Với xu hướng thiết kế ngày nay, con người thường có xu hướng muốn lấp đầy những không gian trống trong nhà mình. Khu vực dưới cầu thang là nơi rất được chú ý và lưu tâm. Người ta thường thiết kế làm nơi để đồ ít khi sử dụng, nhà vệ sinh, phòng ngủ, chuồng thú cưng… để tận dụng không gian này. Ngoài ra, gầm cầu thang còn được tận dụng để lắp đặt tủ bếp để tiết kiệm diện tích. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng không nên đặt bếp dưới cầu thang. Vậy có nên lắp đặt tủ bếp dưới cầu thang không? Khi thiết kế tủ bếp dưới gầm thang thì nên chú ý điều gì? Sunvie sẽ cùng bạn tìm ra câu trả lời nhé.

Có nên lắp đặt tủ bếp dưới cầu thang không?
Sunvie tin chắc rằng có nhiều bạn đọc thắc mắc “Có nên lắp đặt tủ bếp dưới cầu thang không?” đúng không nào. Sunvie sẽ phân tích những mặt lợi và mặt hạn chế khi lắp tủ bếp dưới cầu thang để bạn tham khảo thêm nhé.
Ưu điểm khi lắp đặt tủ bếp dưới cầu thang
Tủ bếp dưới cầu thang giúp mở rộng không gian, tăng tính thẩm mỹ cho gian bếp và giữ cho khu vực gầm cầu thang gọn gàng và ngăn nắp hơn.
Mở rộng không gian
Khi lắp đặt tủ bếp dưới cầu thang, bạn sẽ có thể mở rộng tối đa không gian trống này để tăng diện tích. Đặc biệt là đối với những căn hộ có diện tích nhỏ thì bếp dưới cầu thang chính là giải pháp tối ưu tiết kiệm diện tích cho căn nhà. Thay vì để trống gầm cầu thang, bạn có thể bố trí tủ bếp nấu nướng để tận dụng khu vực trống trải ít khi sử dụng này.
Gầm cầu thang ngăn nắp và gọn gàng
Thông thường, gầm cầu thang sẽ được sử dụng như nhà kho để đựng những món đồ ít khi sử dụng. Lâu dần, bụi bặm sẽ vết bẩn bắt đầu tích tụ và khiến cả không gian trở nên tối tăm, ẩm ướt và ngột ngạt. Đây cũng là chỗ trú ngụ ưa thích của những loài động vật gây hại như ruồi, muỗi, kiến, gián, chuột… Bạn sẽ phải dọn dẹp định kỳ để đảm bảo không gian gầm tủ luôn sạch sẽ.

Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
Những chiếc tủ bếp bé xinh và nhỏ gọn sẽ khiến căn nhà của bạn trỏ nên tinh tế và trang nhã hơn. Khi bạn bố trí nhà bếp ở dưới gầm cầu thang sẽ thay đổi diện mạo cho gầm cầu thang và kết cấu của căn nhà. Bếp là khu vực sử dụng hàng ngày để nấu nướng và dọn rửa nên sẽ luôn đảm bảo ngăn nắp, gọn gàng và vệ sinh sạch sẽ. Nếu bạn kết hợp sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng thì cả không gian như được bừng sáng và lung linh hơn.
Nhược điểm khi lắp đặt tủ bếp dưới cầu thang
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mang lại, tủ bếp dưới gầm cầu thang lại không tốt về mặt phong thủy. Khu vực cầu thang là nơi tối tăm, tích tụ nhiều năng lượng xấu ảnh hưởng tới tinh thần và tài lộc của gia chủ. Khi nấu ăn, nhiệt lượng từ bếp sẽ khó có thể thoát ra ngoài hoàn toàn. Không khí nóng, mùi thức ăn sẽ khiến cả không gian nóng bức và khó chịu. Lâu dần sẽ không thể thu hút không khí tốt và tài lộc tới cho gia đình.
Ngoài ra, nếu đặt tủ bếp dưới cầu thang sẽ dễ khiến thành viên trong gia đình bất hòa, xảy ra xích mích, hiểu lầm nhau. Khi ngồi trong căn bếp, mọi người sẽ có thể cảm thấy bí bách và khó chịu trong người. Tuy vậy, ta toàn hoàn có thể hóa giải được nếu chú ý về vị trí lắp đặt, màu sắc… của tủ bếp.
Xem thêm: Có nên thiết kế tủ bếp vát góc không?
Khi thiết kế tủ bếp dưới gầm cầu thang cần chú ý điều gì?
Theo quan niệm phong thủy và dân gian, tủ bếp đặt dưới gầm cầu thang sẽ không tốt cho vượng khí và sức khỏe củ gia chủ. Tuy nhiên, điều đó lại có thể dễ dàng hóa giải khi bạn lưu ý tới 1 số điều sau đây.
Kích thước của tủ bếp dưới gầm cầu thang

Tủ bếp dưới cầu thang dựa vào diện tích của cầu thang nên bạn cần xác định chính xác diện tích khu vực dưới cầu thang. Tránh việc tủ bếp có kích thước quá lớn hoặc quả nhỏ ảnh hưởng tới không gian bếp cũng như thiết kế tổng thể của căn nhà. Khi đã có chính xác số đo của chiều dài, rộng, cao và sâu của khu vực gầm cầu thang thì bạn chỉ cần thiết kế tủ bếp sao cho vừa khít với cầu thang là được.
Chất liệu của tủ bếp dưới gầm cầu thang
Tủ bếp dưới cầu thang được làm từ nhiều chất liệu như gỗ, inox, nhựa, nhôm kính… mang những đặc điểm khác nhau.
- Chất liệu inox có tuổi thọ rất cao lên tới 20 năm. Khi sử dụng, tủ bếp sẽ không bị biến dạng và ẩm mốc nhờ khả năng chống ẩm ướt và mối mọt hiệu quả. Chất liệu inox sẽ luôn giữ được độ bóng loáng như mới, nếu tủ bị bám bẩn thì bạn cũng có thể dễ dàng vệ sinh và lau chùi. Điểm đặc biệt khiến inox trở thành 1 chất liệu ưu việt chính là khả năng chống cháy nổ gần như tuyệt đối. Tủ bếp inox dành riêng cho những phòng bếp thiết kế theo phong cách hiện đại, tinh tế, sang trọng và tối giản.
- Chất liệu gỗ: Gỗ là chất liệu mang tới sự ấm cúng nên rất thích hợp với thiết kế cổ điển và truyền thống. Tủ bếp làm từ gỗ có độ chắc chắn cao, không bị mối mọt ăn mòn hay độ ẩm làm hư hại. Tuy nhiên, gỗ có giá thành tương đối cao, đặc biệt là những loại gỗ tự nhiên cao cấp như gỗ óc chó, gỗ sồi…
- Chất liệu nhôm kính: Tủ bếp làm từ nhôm kính sẽ có trọng lượng rất nhẹ và đa dạng mẫu mã tùy theo sở thích của bạn. Nhưng tủ bếp nhôm kính lại có nhược điểm là không bền bỉ va dễ bị hoen gỉ trong môi trường ẩm thấp.
- Chất liệu nhựa: Nhựa là vật liệu thường thấy trong các vật dụng và tủ khác nhau. Ưu điểm của nhựa là đa dạng màu sắc, bề mặt tủ chống bám bụi hiệu quả và đặc biệt là giá thành rất rẻ. Dù vậy, nhựa lại dễ bị cong vệnh nếu bị tác động 1 lực mạnh và không thân thiện với môi trường.
Màu sắc của tủ bếp dưới cầu thang
Bạn nên lựa chọn những màu sắc nhẹ nhàng như trắng, kem, nâu, ghi, xanh nhạt, vàng… để không gian trở nên trang nhã và thanh lịch. Không phối màu cho tủ bếp dưới gầm cầu thang từ 3 màu trở lên vì sẽ làm bếp lòe loẹt và nhức mắt. Bạn có thể kết hợp sử dụng xen kẽ 2 màu sắc cho từng ngăn tủ bếp ddeer tạo điểm nhấn. Ngoài ra, bạn hãy chọn màu tủ bếp đồng nhất hoặc gần giống với màu tường cầu thang và các phòng khác. Như vậy sẽ không làm bếp trở nên lạc quẻ mà sẽ hài hòa cả không gian.
Bạn cũng có thể khéo léo chọn những màu tủ bếp hợp mệnh và phong thủy để tăng sự may mắn và thịnh vượng. Ví dụ như bạn mệnh thổ thì nên chọn tủ bếp màu nâu đất, vàng; màu xanh lá sẽ rất hợp với mệnh mộc’ nếu bạn mệnh kim thì màu xám, trắng, ánh kim sẽ dành riêng cho bạn…
Vị trí đặt tủ bếp dưới gầm cầu thang hợp phong thủy
Bếp là nơi giữ lửa, nguồn tài lộc và gắn liền với truyền thuyết ông Táo. Vì vậy, trong khi chọn vị trí cho bếp dưới cầu thang bạn cũng cần phải chú ý. Theo dân gian, bạn không nên đặt tủ bếp dưới gầm cầu thang vì sẽ không tốt về mặt phong thủy. Tuy nhiên, bạn có thể hóa giải vận xấu khi tuân theo 1 số nguyên tắc như sau:
- Hãy đặt tủ bếp ở hướng xấu hướng về phía tốt, nhằm ngụ ý luôn hướng về điều tốt đẹp và thu hút tài lộc, hạnh phúc tới cho gia chủ
- Không đặt tủ bếp gầm cầu thang ở gần nhà xe, chuồng đồng vật vì có thể làm tủ bếp bị ô uế và dễ xảy ra hỏa hoạn
- Không đặt bếp dưới cầu thang đối diện cửa chính, phòng ngủ, phòng khách và nhà vệ sinh
- Không nên đặt bếp áp vào bồn cầu, bàn thờ
- Nếu bạn thắc mắc “bếp đặt dưới cầu thang được không” thì khu vực bồn rửa và gian bếp nấu không được đặt dưới cầu thang vì gầm cầu thang là nơi tích tụ năng lượng xấu.

Đảm bảo ánh sáng và thoáng khí
Khu vực gầm cầu thang thường rất bí bách. Trong khi nấu ăn, nhiệt độ, mùi thức ăn, khói và hơi nước sẽ xuất hiện khiến cả căn bếp ngột ngạt. Do đó, bạn nên bố trí thêm cửa sổ và hệ thống thoát mùi và khói cho gian bếp dưới cầu thang. Để đảm bảo ánh sáng chiếu sáng cho cả gian bếp, bạn cần phải lắp đặt nhiều đèn cho . Trong điều kiện thiếu ánh sáng, bạn sẽ rất khó khăn trong việc nấu nướng và dọn dẹp. Chẳng hạn như không xác định chính xác màu của thức ăn, dễ bị thương khi rửa vật sắc nhọn… Và bạn cũng cần phải chú ý đến việc lắp đặt máy hút mùi để phần nào giúp căn bếp thoáng khí và khô ráo.
Bố trí thiết bị nhà bếp thông minh
Gầm cầu thang là nơi có diện tích tương đối nhỏ. Vì vậy, bạn nên tận dụng tối đa không gian trống để bố trí thiết bị cho tủ bếp dưới cầu thang. Với những góc chết, góc chéo, bạn có thể lắp tủ bếp góc chết, tủ bếp vát góc, ngăn kéo góc tủ bếp. Bạn sẽ có thể lấp đầy những chỗ trống.
Bạn cũng có thể cân nhắc lắp đặt tủ bếp trên, tủ bếp kịch trần để mở rộng không gian lưu trữ. Với những đồ vật kích thước lớn như máy rửa bát, lò vi sóng, giá để bát… bạn hãy lựa chọn tủ bếp thiết kế lắp đặt âm tủ để tiết kiệm không gian bếp. Đặc biệt, bạn nên chọn mua những vật dụng nhà bếp kích cỡ nhỏ để khống chiếm diện tích. Trên thân của cầu thang, lắp thêm những tủ bếp hoặc kệ nhỏ để trang trí cho bếp.
Với bàn ăn, bạn hãy lựa chọn những chiếc bàn ăn hình chữ nhật dài để không vướng víu bếp dưới cầu thang. Ngoài ra, hiện nay các nhà sản xuất đã sáng tạo ra loại đảo bếp kết hợp dùng làm bàn ăn.
Như vậy, qua bài viết này, Sunvie đã giải đáp cho bạn thắc mắc “đặt bếp dưới cầu thang được không?”. Hy vọng bạn sẽ có thể thiết kế tủ bếp gầm cầu thang phù hợp với phong thủy và tận dụng được tối đa không gian trống của gầm cầu thang. Sunvie là đơn vị thiết kế và thi công những sản phẩm tủ bếp cao cấp và đảm bảo chất lượng. Để được hỗ trợ và đặt hàng nhanh nhất, bạn vui lòng liên hệ