Chiều cao tủ bếp tiêu chuẩn là bao nhiêu? Phân bổ chức năng của tủ bếp

Tủ bếp là nội thất quan trọng và tốn nhiều chi phí nhất khi lắp đặt hoặc tu sửa nội thất nhà bếp. Việc xác định được chiều cao tủ bếp, biết được tủ bếp cao bao nhiêu sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm tủ bếp phù hợp, tránh được những sai số về kích thước gây tốn kém khi cần chỉnh sửa. Dưới đây Sunvie sẽ cung cấp cho bạn chiều cao tủ bếp cụ thể để căn cứ vào đó bạn biết cách mua tủ bếp phù hợp. 

Việc xác định được chiều cao tủ bếp, biết được tủ bếp cao bao nhiêu sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm tủ bếp phù hợp
Việc xác định được chiều cao tủ bếp, biết được tủ bếp cao bao nhiêu sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm tủ bếp phù hợp

Chiều cao tủ bếp đối với tủ bếp dưới hoặc tủ bếp áp sàn 

Tủ bếp dưới là một bộ phận quan trọng nhất của nhà bếp bởi đây là nơi bố trí những bộ phận, khu vực quan trọng nhất của căn bếp. Đây là nơi đặt vị trí bếp nấu, bồn rửa, lò nướng, mặt bàn làm bếp,… Vì vậy trước khi quyết định lắp đặt tủ bếp bạn cần phải tính toán kỹ lưỡng chiều cao tủ bếp dưới và những thông số quan trọng khác. 

Trong các căn hộ hiện đại tủ bếp nên có chiều cao thích hợp là 86cm – đây là kích thước cho phép các hoạt động làm bếp được tiến hành thuận lợi và đảm bảo được cả yếu tố phong thủy. Bên cạnh chiều cao từ tủ lên đến mặt sàn với tổng là 86cm, bạn cần lưu ý kích thước của các bộ phận khác như: 

  • Chiều cao của chân bếp: Khoảng 10cm
  • Chiều cao của tủ: 74cm
  • Độ dày mặt bàn: 3cm

Nếu các thành viên trong gia đình bạn có độ cao trung bình vượt trội hơn thì bạn có thể điều chỉnh chiều cao của tủ bếp dưới sao cho phù hợp. Nhưng bạn cần lưu ý rằng nếu thay đổi kích thước chiều cao tủ bếp thì kích thước các khu vực khác liên quan cũng cần thay đổi sao cho hợp lý. 

Chiều cao tủ bếp trên

Chiều cao của tủ bếp trên cần phù hợp với chiều cao trung bình của những thành viên trong gia đình.
Chiều cao của tủ bếp trên cần phù hợp với chiều cao trung bình của những thành viên trong gia đình.

Chiều cao của tủ bếp trên cần phù hợp với chiều cao trung bình của những thành viên trong gia đình. Chiều cao từ sàn nhà cho đến đỉnh cao nhất của tủ bếp trên là 210cm, đối với tủ cao hơn có thể dao động một chút.

Ví dụ đối với gia đình có chiều cao trung bình không quá 160cm thì khoảng cách treo tủ bếp trên cách với mặt sàn khoảng 165cm, đối với những gia đình có chiều cao trung bình không quá 175cm thì chiều cao tủ bếp trên phù hợp là 175 đến 180cm. Từ 175cm trở nên thì chiều cao của tủ bếp trên có thể đạt đến 2m nhưng chiều cao này không phổ biến với chiều cao của người Việt. 

Xem thêm: Xác định kích thước tủ bếp tiêu chuẩn cho người Việt

Kích thước tiêu chuẩn của tủ bếp

Ngoài chiều cao tủ bếp trên và dưới thì bạn đọc còn cần chú ý đến kích thước các bộ phận tủ bếp để việc sử dụng tủ bếp được tiện nghi nhất có thể. Sau đây Sunvie phân tích và tổng hợp kích thước tủ bếp đối với các bộ phận tủ bếp để bạn nắm bắt được, từ đó phục vụ cho việc chọn mua, thiết kế, làm, lắp đặt tủ bếp.

Kích thước cửa tủ bếp

Cửa tủ bếp cần có chiều rộng tối thiểu là 200mm và không nên rộng quá 600mm. Chiều cao của cửa tủ phụ thuộc vào đế tủ, tủ bên và rãnh mặt bàn. Thông thường chiều cao của tủ bếp nằm trong khoảng từ 500 đến 700mm.

Kích thước của tủ dưới

Thông thường thì khoảng cách từ quầy bếp đến đáy tủ bếp trên là từ 500 đến 600mm, chiều cao lý tưởng từ sàn đến mặt bàn (đã tính chân tủ, thân tủ và mặt bàn) là khoảng 86cm. Chiều rộng của mặt bếp không nhỏ hơn 460mm, độ dày của mặt bàn bếp có thể thay đổi linh động từ 10mm, 15mm, 20mm, 25mm,… 

Kích thước tủ trên

Độ sâu tiêu chuẩn của của tủ treo tường từ 30 – 45 cm, chiều cao của tủ treo tường tính từ sàn nhà từ 158 – 160 cm. Kích thước tủ bếp trên có thể thay đổi phụ thuộc vào chiều cao của người sử dụng. 

Kích thước của ngăn kéo tủ

Kích thước của ngăn kéo tủ
Kích thước của ngăn kéo tủ

Ngăn kéo tủ bếp thường có chiều rộng từ 300mm đến 1000mm, đối với các ngăn kéo nhỏ (chiều rộng 300 – 700mm) có thể chọn các ngăn kéo ba ngăn thông thường. Bạn có thể lắp đặt các thanh trượt hoặc hệ thống ngăn kéo vách đôi trong các ngăn kéo lớn (rộng 700 – 1000 mm).

Ray trượt ngăn kéo tủ

Có rất nhiều các loại ray trượt ngăn kéo tủ khác nhau, Khi chọn ray trượt ngăn kéo tủ bạn cần lưu ý chọn ray sao cho phù hợp với kích thước của ngăn kéo tủ. 

Chiều cao chân tủ

Chiều cao của chân tủ thường là từ 8 đến 10mm và kích thước chân tủ hoàn toàn có thể thay đổi được vì đây là bộ phận dễ thay đổi kích thước nhất. Tuy nhiên khi bạn thay đổi kích thước chân tủ thì bộ phận phía trên và khoảng cách các vị trí bên trên sẽ cần thay đổi theo để cho phù hợp. Có rất nhiều loại chất liệu chân tủ khác nhau như chân inox, chân đá, chân gỗ, chân ván PVC,… và nếu có thể thì chân tủ nên khớp với chất liệu làm tủ cho đồng bộ, nếu chất liệu làm tủ không hợp để làm chân thì bạn có thể ưu tiên chọn chân có chất liệu tốt như chân inox.

Kích thước các loại giá treo, giỏ kéo

Giá treo, giỏ kéo ngăn kéo có đa dạng kích cỡ khác nhau như 150mm, 200mm, 400mm và 600mm. Đường kính thanh thép của giỏ kéo inox thường là 10 mm, 9 mm và 8 mm.

Kích thước các loại giá treo, giỏ kéo
Kích thước các loại giá treo, giỏ kéo

Phân bổ chức năng vị trí các khu vực chính trong nhà bếp

Như chúng tôi đã giải thích bên trên thì việc quan trọng đầu tiên khi thiết kế lắp đặt tủ bếp là tìm hiểu về chiều cao tủ bếp nói riêng và kích thước tổng thể của tủ bếp nói chung. Bên cạnh kích thước thì vị trí lắp đặt các khu vực trong nhà bếp cũng quan trọng không kém. Tủ bếp có 3 khu vực chính là khu vực nấu, khu vực rửa và khu vực bảo quản (hay còn được gọi là khu vực tam giác). Sunvie chia sẻ đến bạn đọc việc phân bổ chức năng vị trí các khu vực chính trong nhà bếp để bạn tham khảo.

Khu vực bảo quả

Khu vực bảo quản là khu vực có công năng chính là bảo quản thực phẩm tươi và nguyên liệu khô:

  • Tủ và giá treo dùng để bảo quản đồ khô
  • Tủ lạnh để bảo quản thực phẩm tươi sống. Tủ lạnh nên đặt cách tường ít nhất 15cm để tủ lạnh có không gian xung quanh phục vụ cho việc làm mát. Về hình thức, tủ lạnh có vô vàn mẫu mã, chủng loại và kích thước. Phổ biến nhất là loại tủ lạnh mở cửa từ phía bên trái và cửa đôi.
  • Khi thiết kế thì tủ lạnh nên được bố trí càng gần với lối ra vào càng tốt để thuận tiện cho việc cất và lấy nguyên liệu. Các nguyên liệu trong tủ cũng được phân khu rõ ràng để thuận tiện và đảm bảo vệ sinh.

Khu vực bếp nấu

Khu vực bếp nấu là nơi diễn ra hoạt động nấu nên chắc chắn bếp gas, bếp từ sẽ được bày ở khu vực này. Khu vực bếp nấu bao gồm toàn bộ vị trí bàn bếp để chuẩn bị thức ăn, đựng các thiết bị máy móc khác nhau như máy xay sinh tố, lò nướng, lò vi sóng,…

Khi thiết kế khu vực bếp nấu bạn nên đặt bếp nấu và các thiết bị điện gần nhau trong khoảng cách một đến hai mét và không có vật cản để thuận tiện, an toàn trong quá trình sử dụng.

Khu vực rửa

Khu vực rửa là khu vực bố trí bồn rửa và giá úp chén bát
Khu vực rửa là khu vực bố trí bồn rửa và giá úp chén bát

Khu vực rửa là khu vực bố trí bồn rửa và giá úp chén bát. Khu vực rửa nên được đặt cạnh cửa sổ nếu không gian phòng bếp có cửa sổ. Bố trí khu vực rửa ở vị trí thông thoáng để nhanh bay mùi, thoáng khí, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc.

Khu vực rửa cũng nên được bố trí cạnh với tủ lạnh để thuận tiện cho việc sơ chế nguyên liệu. Tránh đặt ở vị trí xa sẽ không tiện cho việc di chuyển vì bạn cần di chuyển từ chỗ lấy nguyên liệu là tủ lạnh đến chỗ sơ chế nguyên liệu là bồn rửa rất nhiều lần. 

Xem thêm: Tủ bếp chung cư cao cấp có những mẫu thiết kế nào?

Những lỗi sai cơ bản khi thiết kế nội thất nhà bếp

Thiết kế nội thất căn bếp đòi hỏi bạn phải lập kế hoạch và cân nhắc cẩn thận. Quá trình từ khâu chuẩn bị cho đến khi hoàn thiện đòi hỏi tiêu tốn rất nhiều thời gian và kinh phí. Để giúp công viết thiết kế, cải tạo không gian bếp của bạn diễn ra suôn sẻ, chúng tôi tổng hợp một số lỗi sai cơ bản không đáng có ngay dưới đây để bạn tránh mắc phải. 

Những lỗi sai cơ bản khi thiết kế nội thất nhà bếp
Những lỗi sai cơ bản khi thiết kế nội thất nhà bếp

Không đặt ngân sách thực tế

Ngân sách là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến những sản phẩm nội thất mà bạn sẽ mua và là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến quyền được lựa chọn của bạn. Không nói đến những sản phẩm nội thất có chi phí thấp, những sản phẩm nội thất chất lượng có chi phí cao đòi hỏi bạn phải có ngân sách vững chắc. Nếu bạn đang xây dựng toàn bộ căn nhà thì bạn có thể áp dụng nguyên tắc là chi phí đầu tư cho nhà bếp không vượt quá 10% giá trị căn nhà. 

Lựa chọn nội thất không phù hợp

Cũng giống như bất kỳ căn phòng khác trong nhà, bạn cần đảm bảo rằng nội thất bạn mua phải phù hợp với tổng thể của căn bếp. Nội thất phù hợp sẽ tối ưu diện tích, đảm bảo được tính thẩm mỹ của bếp.

Chọn sai sàn bếp

Nhà bếp là một khu vực bận rộn nhiều người qua lại với hoạt động nấu nướng diễn ra liên tục. Vì vậy bạn cần chọn loại mặt sàn có độ bền cao, chống trượt. Những vật liệu mỏng, trơn và rr sẽ không bền khi chúng phải chịu trọng tải nặng của các thiết bị nội thất bếp. 

Cố gắng bày biện quá nhiều thứ

Khi chuẩn bị cho căn bếp mới bạn không tránh khỏi tâm lý cái gì cũng muốn mua, cái gì cũng muốn bày biện. Tuy nhiên diện tích riêng cho phòng bếp là có hạn nên nếu bạn bày biện quá nhiều thì nhìn tổng thể căn bếp sẽ rất lộn xộn. Khi lắp đặt thiết bị, sắp xếp dụng cụ nhà bếp bạn hãy lựa chọn những thiết bị thực sự cần thiết. Bạn hãy nhớ sắp xếp nội thất sao cho chừa lại lối đi rộng rãi làm chỗ đi lại, chỗ mở những cánh cửa tủ dưới. 

Trên đây là những phân tích chi tiết về chiều cao tủ bếp nên có và những thông tin hỗ trợ cho việc lựa chọn và lắp đặt tủ bếp. Hy vọng thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn trong việc cải tạo nội thất phòng bếp. Nếu cần tư vấn thêm về các sản phẩm tủ bếp inox chính hãng đến từ Sunvie, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 0988 999 687 hoặc đến tham khảo sản phẩm trực tiếp tại showroom  Sunvie tại địa chỉ Khu C – C11/26 Khu đô thị GELEXIMCO Lê Trọng Tấn – Hà Đông – Hà Nội nhé. 

Tham gia bình luận:

Call Now