Đèn tủ bếp có tác dụng bổ sung ánh sáng và giúp căn bếp trở nên lung linh và rực rỡ hơn. Có những mẫu đèn nào phổ biến? Nên lắp đèn ở vị trí nào? Kinh nghiệm mua đèn tủ bếp chất lượng? Hãy đọc hết bài viết này để có thêm thông tin về loại đèn tủ bếp này nhé.

Có nên lắp đèn tủ bếp hay không?
“Có nên lắp đèn tủ bếp không?” chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người sử dụng. Sunvie sẽ phân tích những ưu điểm tuyệt vời mà đèn tủ bếp mang lại để bạn tham khảo nhé.
- Với những nhà bếp có thiết kế tủ bếp 2 tầng, những chiếc tủ ở tầng trên thường sẽ chắn hết ánh sáng của đèn ở trên tường hoặc trần nhà. Vì vậy khiến cho căn bếp trở nên tối tăm và tù túng. Đèn tủ bếp có tác dụng chiếu sáng cho căn bếp, giúp không gian nấu nướng trở nên sáng sủa, lung linh hơn và tăng trải nghiệm nấu ăn của người dùng.
- Ánh sáng của những loại đèn này rất đẹp và dễ chịu cho mắt, mắt bạn sẽ không bị nhức mỏi khi ở dưới nền ánh sáng trong thời gian dài.
- những chiếc đèn tủ bếp có kích thước tương đối nhỏ nên không chiếm nhiều diện tích. Đặc biệt, đèn có giá thành rất phải chăng và phù hợp với mọi gia đình.
- Dễ dàng lắp đặt hệ thống đèn tủ bếp, bạn có thể thiết kế 1 công tắc bật tắt kết nối với toàn bộ đèn như các loại đèn khác trong nhà. Chỉ cần bật công tắc toàn bộ đèn tủ bếp sẽ được bật lên nhanh chóng.
- Tạo điểm nhấn cho phần tủ trưng bày đồ trang trí, đồ lưu niệm hoặc các tác phẩm nghệ thuật. Nếu bạn bố trí đèn dưới các kệ chắc chắn sẽ làm nổi bật lên toàn bộ tủ trưng bày.
- Ánh sáng lung linh nhiều màu sắc có tác dụng trang trí và tạo điểm nhấn cho căn bếp. Khi bật đèn lên, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào 1 không gian nghệ thuật ngập tràn ánh sáng.

- Cung cấp ánh sáng trực tiếp cho những nơi cần thiết trong căn bếp mà thay vì lãng phí điện năng và chi phí lắp đặt toàn bộ căn phòng.
- Dễ dàng tăng giảm độ sáng hoặc màu sắc đèn, bạn có thể linh hoạt lựa chọn màu ấm để tạo cảm giác ấm cúng cho căn bếp.
- Đèn tủ bếp tồn tại bền bỉ với thời gian và có độ bền cao vì chúng không chứa những bộ phận dễ cháy nổ. Bạn sẽ không phải mất 1 khoản chi phí sửa chữa hoặc lắp đặt đèn mới.
Xem thêm: Có nên làm tủ bếp bằng inox hay không?
Một số mẫu đèn tủ bếp phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu đèn tủ bếp phổ biến hiện nay. Nổi bật hơn cả là 4 loại đèn là đèn led dây, đèn tuýp, đèn thanh nhôm, đèn puck và đèn dạng thanh. Mỗi loại đèn có ưu điểm và khả năng chiếu sáng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu để chọn ra mẫu đèn bạn yêu thích nhé.
Đèn led dây
Đèn led dây là loại đèn gắn các chip đèn led lên 1 dải dây vi mạch. Dải dây rất mềm nên bạn có thể dễ dàng uốn cong để tạo hình. Đèn led sẽ chuyển đổi năng lượng tiêu thụ để tạo thành ánh sáng thay vì dùng nhiệt nên giúp tiết kiệm điện năng. Tuổi thọ của đèn led dây rất cao, đèn sẽ không bị cháy hết mà chỉ suy giảm ánh sáng dần dần theo thời gian. Ngoài không gian tủ bếp, đèn led còn được sử dụng tại tủ rượu, quầy bếp và trong các lễ hội, nhà hàng sang trọng.
Đèn tuýp
Đèn tuýp là loại đèn có hình dạng ống gần giống với đèn huỳnh quang. Đèn tuýp tiêu thụ năng lượng rất thấp nên bạn sẽ tiết kiệm được chi phí tiền điện mỗi tháng. Đèn có tuổi thọ lên tới 60k giờ, bạn có thể sử dụng đèn trong 6-7 năm mà không bị hỏng hóc nếu sử dụng và bảo hành đúng cách. Trong quá trình sử dụng, đèn sẽ không xuất hiện đốm đen hay nhấp nháy liên tục.
Đặc biệt, loại đèn này được từ vật liệu không chứa chì và thủy ngân độc hại có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của người dùng cũng như môi trường. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng.
Đèn puck

Đèn puck (âm tường) có dạng tròn đặt ở mặt dưới của tủ dùng ốc vít nhỏ để cố định. Những chiếc đèn này có đường kính nhỏ khoảng 3- 6cm, sử dụng công suất 20w nhưng lại có khả năng tỏa nhiều ánh sáng bao phủ rộng rãi dưới đèn. 1 bóng đèn puck sẽ dùng cho mặt bàn có kích thước từ 20 – 30cm.
Bạn có thể kết nối đèn trực tiếp với ổ cắm hoặc dùng pin để đèn hoạt động. Đèn thường được lắp đặt âm trần, âm tủ nên sẽ không chiếm nhiều tiện ích và giúp căn bếp trở nên hiện đại hơn. Đèn có chùm sáng ban tỏa nên sẽ giúp quầy bếp
Đèn dạng thanh
Đây là loại đèn có độ dài lớn và mỏng được gắn vào mặt dưới của tủ bếp. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng giấu đèn dưới tủ bếp. Đèn dạng thanh là lựa chọn lý tưởng cho những không gian cần phân bổ ánh sáng đồng đều. Đèn là lựa chọn phổ biến trên thị trường hiện nay vì sự an toàn và chất lượng ánh sáng tạo ra. Đặc biệt, bạn có thể liên kết nhiều chiếc đèn dạng thanh để tạo ra 1 chiếc đèn dài hơn để bao phủ căn bếp.
Đèn thanh nhôm được tin dùng nhất hiện nay là là loại đèn gắn con chip led lên mạch điện thanh nhôm có công suất lớn từ 1-3w. Thanh nhôm có khả năng chịu nhiệt, cách điện, chịu lực vô cùng tốt nên đèn tuổi thọ cao và bảo vệ đèn gắn con chip led. Vì tính chất nhôm khó uốn cong và cứng cáp nên đèn thường dùng để chiếu những vị trí bằng phẳng và hắt sáng. Ánh sáng của loại đèn không bị chói lóa và có gam từ nóng đến lạnh nên bạn có thể lựa chọn gam màu khác nhau.
Các vị trí phù hợp để lắp đặt đèn tủ bếp
Trong không gian nhà bếp, có 4 khu vực phù hợp để lắp đặt đèn tủ bếp có thể chiếu sáng cho cả gian bếp cũng như trang trí cho bếp.
- Gầm tủ bếp trên: Ở vị trí này, đèn sẽ chiếu sáng cho toàn bộ căn bếp để bạn có thể nấu nướng và sử dụng không gian bếp tốt hơn. Bạn có thể lắp đặt đèn puck, đèn led dây hoặc đèn led tuýp, thanh nhôm.

- Trần tủ bếp trên: Đèn tủ bếp sẽ lắp đặt ở phía trên tủ bếp hoặc trên trần nhà cách tủ bếp khoảng cách nhỏ.
- Nóc tủ: Nóc tủ là cũng là lựa chọn tuyệt vời để tạo hiệu ứng hắt sáng lung linh, huyền ảo cho cả căn bếp vào buổi tối.
- Chân tủ bếp dưới: Lắp đèn ở vị trí này sẽ giúp chân tủ bếp dưới không bị đơn điệu so với tủ bếp trên. Ánh sáng sẽ bao phủ toàn bộ căn bếp, khiến không gian chìm trong sắc trắng, vàng… huyền ảo.
- Bên trong tủ: Bạn sẽ có thể dễ dàng tìm kiếm và quan sát các đồ dùng ở trong tủ bếp. Khi cần gấp 1 vật dụng nào, bạn sẽ không phải lần mò trong bóng tối để tìm kiếm. Với những vật nhọn như dao kéo, nếu không cẩn thận sẽ bị đứt tay.
Kinh nghiệm mua đèn tủ bếp phù hợp với căn bếp
Sau 1 thời gian dài nghiên cứu, Sunvie sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm mua đèn tủ bếp chất lượng và phù hợp với căn bếp.
Khảo sát nhu cầu ánh sáng trong bếp
Trước khi lắp đặt đèn tủ bếp, bạn hãy xác định trong bếp đã có đủ ánh sáng chưa? Đặt đèn ở vị trí nào để ánh sáng các đèn không bị phản chiếu vào nhau? Chọn loại đèn nào sao cho phù hợp với từng vị trí? Chọn ánh sáng đèn đồng bộ với căn bếp hay tương phản? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn hình dung và thiết kế sơ qua trong đầu các loại đèn trong bếp. Để đến khi lắp đặt, bạn sẽ tránh tình trạng lắp đặt đèn không đáp ứng đủ nhu cầu và mục đích chiếu sáng của gian bếp.
Kích thước tủ bếp
Số lượng đèn tủ bếp phụ thuộc vào kích thước và thiết kế của căn bếp. Nếu căn bếp nhà bạn có diện tích nhỏ, bạn hãy lắp đặt những chiếc đèn tủ bếp âm tường hoặc treo tường. Loại đèn này sẽ không chiếm diện tích trong tủ bếp. Còn nếu không gian bếp nhà bạn lớn, bạn có thể lắp đặt nhiều loại đèn và tích hợp thêm các thiết bị ánh sáng khác. Nhờ vậy, căn bếp của bạn sẽ trở nên nổi bật hơn.
Mỗi loại đèn có kích thước khác nhau nên bạn cần xác định chính xác kích thước để phù hợp với mỗi căn bếp. Tránh trường hợp đèn quá lớn khiến không gian trở nên kém hài hòa, người lại, đèn quá nhỏ sẽ bị lọt thỏm và mờ nhạt giữa khu vực nhà bếp.
Xem thêm: Xác định kích thước tủ bếp tiêu chuẩn cho người Việt
Nhiệt độ màu 4000 – 6500K
Khả năng chiếu sáng là yếu tố quan trọng tiếp theo bạn cần chú ý. Bạn nên mua những loại đèn ánh sáng rõ ràng, không lựa chọn những loại đèn mờ ảo để có thể chiếu sáng cho căn bếp khi sử dụng. Gam màu ấm sẽ giúp bạn thư giãn và nghỉ ngơi, còn gam màu lạnh sẽ khiến bạn tập trung hơn. Ngoài ra, nếu không gian nhà bếp của bạn thiết kế theo phong cách cổ điển thì có thể lựa chọn những chiếc đèn tủ bếp màu ấm để tạo không khí ấm cúng và sang trọng. Gam lạnh sẽ cực kì phù hợp với căn bếp thiết kế phong cách hiện đại.

Bạn cũng cần chú ý đến thông số kevin. Đây là thông số biểu thị nhiệt độ tạo ra màu sắc của đèn kí hiệu là K. Thông số kelvin càng thấp thì ánh sáng càng ấm, và con số càng cao thì ánh sáng sẽ càng lạnh. Bạn nên lựa chọn nhiệt độ của đèn trong khoảng 4000 – 6500K để chọn mua những loại đèn có ánh sáng trung tính và trắng tự nhiên.
Bạn có thể chọn màu sắc tương đồng với màu tủ bếp để không bị rối mắt và không gian trở nên tinh tế và thanh lịch. Nếu bạn muốn trang trí không gian ấn tượng với thị giác có những mảng màu khác nhau thì hãy chọn mua những gam màu đối lập. Tuy nhiên, những ánh sáng có gam màu quá mạnh hoặc đối lập dễ khiến nhà bếp trở nên nặng nề và khiến mắt bạn nhức mỏi.
Công suất và tính năng của đèn
Với khu vực tủ bếp có độ ẩm cao, bạn chỉ cần lựa chọn loại đèn có công suất 10-20W là đã có thể chiếu sáng cho căn bếp rồi. Bạn hãy lắp đặt thêm 1 nguồn chuyển đổi từ 220V sang 12V tùy theo kích thước của đèn. Ngoài ra, bạn hãy lựa chọn những chiếc dây điện đèn tủ bếp có khả năng chịu nhiệt và chống thấm cao. Bởi trong bếp là không gian luôn phải tiếp xúc với nước và nhiệt độ cao. Nếu sử dụng những đoạn dây điện kém chất lượng có khả năng chịu nhiệt và nước sẽ rất dễ bị hỏng hóc thậm chí cháy nổ.
Hiện nay có 2 loại đèn tủ bếp dùng công tắc hoặc dùng cảm biến với những ưu điểm riêng. Công tắc rất dễ lắp đặt và có giá thành phải chăng nên được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay. Tuy vậy, càng sử dụng nhiều đèn thì số lượng công tắc cũng sẽ tăng theo nên rất bất biện. Mỗi lần muốn bật đèn nào đó bạn sẽ phải ghi nhớ chính xác công tắc của nó ở đâu.
Còn với đèn tủ bếp sử dụng công nghệ cảm biến, bạn sẽ không cần phải lắp đặt quá nhiều công tắc, và tự tay bật từng công tắc tương ứng với các đèn khác nhau. Có thể nói, đèn cảm biến là dần trở thành xu hướng khi thiết kế căn bếp hiện đại. Hạn chế duy nhất là giá thành tương đối cao. Vì vậy, tùy theo ngân sách của gia đình, bạn hãy lựa chọn giải pháp tối ưu nhất nhé.
Như vậy, qua bài viết này, Sunvie đã cùng bạn tìm hiểu về các loại đèn tủ bếp và kinh nghiệm chọn mua. Hy vọng bạn sẽ có thể lựa chọn những chiếc đèn phù hợp với nhu cầu và mục đích chiếu sáng cho căn bếp. Nếu có nhu cầu mua tủ bếp cao cấp, quy khách vui lòng liên hệ HOTLINE: 0988 999 687 hoặc tới địa chỉ showroom Sunvie: Khu C – C11/26 Khu đô thị GLEXIMCO Lê Trọng Tấn – Hà Đông – Hà Nội.