Mẫu tủ bếp dưới đẹp nhất – Khi nào nên chọn lắp đặt tủ bếp dưới?

Thiết kế và lắp đặt tủ bếp dưới đang được những gia đình có diện tích nhỏ, những gia đình theo phong cách tối giản ưa chuộng vì chỉ cần một tầng bếp duy nhất đã có thể đáp ứng đươc nhu cầu sử dụng. Vậy tủ bếp dưới có đầy đủ công năng của căn bếp hay không? Khi nào nên thiết kế tủ bếp dưới? Toàn bộ những vấn đề đó sẽ được Sunvie giải đáp ngay sau đây!

Mẫu tủ bếp dưới đẹp nhất - Khi nào nên chọn lắp đặt tủ bếp dưới?
Mẫu tủ bếp dưới đẹp nhất – Khi nào nên chọn lắp đặt tủ bếp dưới?

Tủ bếp dưới có đủ công năng cho căn bếp hay không?

“Thiết kết tủ bếp dưới có đủ công năng cho căn bếp hay không?” là câu hỏi được nhiều người đang có dự định lắp đặt tủ bếp, cải tạo không gian bếp quan tâm. Tủ bếp dưới được những gia đình có không gian nhỏ, những gia đình ít đồ đạc muốn lắp đặt thiết bị tủ kích thước nhỏ không chiếm nhiều diện tích quan tâm.

Thật ra tủ bếp hoàn chỉnh không bắt buộc phải là tủ bếp hai tầng. Có rất nhiều căn bếp sử dụng tủ bếp dưới (tủ bếp một tầng) mà không cần đến tầng treo tường phía bên trên. Một nhà bếp có tủ bếp hoàn chỉnh là khi tủ bếp đảm bảo được công năng cho căn bếp, không quy định nhà bếp hoàn chỉnh là phải có tủ bếp hai tầng. Tủ bếp dưới hoàn toàn đủ công năng cho các hoạt động làm bếp.

Tủ bếp dưới hoàn toàn đủ công năng cho các hoạt động làm bếp.
Tủ bếp dưới hoàn toàn đủ công năng cho các hoạt động làm bếp.

Đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng về thiết kế nội thất bếp, những chuyên gia nội thất phòng bếp thiết kế những sản phẩm tủ bếp dưới đẹp với đầy đủ công năng cho căn bếp. Thay vì hai tầng, tủ bếp dưới tích hợp hai làm một với đầy đủ các ngăn, khu vực để đồ để thực hiện các công việc nấu nướng dễ dàng, đơn giản, thuận tiện nhất có thể.

Chính vì vậy nếu muốn thì gia đình bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thiết kế và lắp đắt tủ bếp dưới mà không cần lo lắng đến vấn đề sức chứa của tủ và vấn đề tiện nghi khi thực hiện các công việc nhà bếp. Các đơn vị sản xuất và thiết kế tủ bếp dưới cho ra mắt rất nhiều mẫu tủ bếp dưới với đa dạng thiết kế, mẫu mã, màu sắc, phong cách cho bạn tự do lựa chọn theo sở thích và mong muốn. 

Vai trò của tủ bếp dưới

Tủ bếp dưới khi gộp một bộ với bộ tủ bếp trên kết hợp dưới cũng đã có những vai trò quan trọng. Khi tủ hai tầng được kết hợp thành một, tủ bếp dưới càng thể hiện rõ vai trò mà tủ đảm nhiệm trong căn bếp. Cụ thể tủ bếp dưới có những vai trò sau:

  • Tủ bếp dưới là nơi bố trí các thiết bị nấu nướng như: Bếp nấu, các loại máy móc phục vụ quá trình nấu nướng.
  • Tủ bếp dưới là nơi thực hiện các hoạt động sơ chế thực phảm
  • Tủ bếp dưới là khu vực rửa đồ và được bố trí bồn rửa
  • Tủ bếp dưới là nơi lắp đặt các đường ống nước và đường điện
  • Tủ bếp dưới đảm nhiệm hầu hết các công năng quan trọng nhất của căn bếp nên tủ bếp dưới có vai trò quan trọng hơn hẳn tủ bếp trên. 

Kích thước tủ bếp dưới tiêu chuẩn

Tủ bếp dưới được thiết kế để đảm bảo toàn bộ công năng của căn bếp, vì vậy tủ bếp dưới cần được đo đạc chính xác để người dùng có thể sử dụng tốt và mang lại trải nghiệm làm bếp tốt. Chiều cao của tủ bếp dưới cần căn cứ vào chiều cao trung bình của người sử dụng để các thao tác đun nấu, sơ chế thực phẩm, rửa,… không bị cao quá gây khó khăn hoặc không bị thấp quá gây đau mỏi vì phải cúi xuống. 

  • Tủ bếp dưới cao bao nhiêu? Chiều cao của tủ bếp dưới: 800 đến 920 mm tùy thuộc độ cao mong muốn của mỗi gia đình. 
  • Chiều sâu của tủ bếp dưới: từ 560 đến 600mm
  • Độ dày mặt bàn của tủ bếp từ 20 đến 40 mm
  • Độ rộng của mặt bàn tủ bếp từ 600 đến 650mm
  • Chiều cao chân đế tủ bếp từ 90 đến 100mm, độ sâu của chân thụt vào khoảng 70mm. 

Khi nào nên thiết kế và lắp đặt tủ bếp dưới?

Gia đình bạn không nhất thiết cần thiết kế tủ bếp trên khi không có nhu cầu, không có quá nhiều đồ đạc hay không muốn tủ bếp chiếm dụng không gian chung trong bếp. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng có tủ bếp trên thì căn bếp sẽ có nhiều khu vực để bố trí, cất giữ và sắp xếp các dụng cụ nhà bếp hơn hẳn. Giá bát được thiết kế trên tủ bếp trên cũng tiện lợi cho việc bảo quản và sử dụng hơn. Nhưng không vì thế mà phủ nhận những ưu điểm của việc chỉ thiết kế tủ bếp dưới. Bạn nên lựa chọn thiết kế và lắp đặt tủ bếp dưới vì: 

Thiết kế tủ bếp dưới khi diện tích nhà bếp nhỏ

Thiết kế tủ bếp dưới khi diện tích nhà bếp nhỏ
Thiết kế tủ bếp dưới khi diện tích nhà bếp nhỏ

Nếu diện tích nhà bếp của bạn quá nhỏ, không gian chật hẹp thì việc thiết kế tủ bếp dưới là giải pháp tối ưu. Trong khi tủ bếp dưới có thể đảm bảo mọi công năng nhà bếp thì trong trường hợp này việc lắp đắt tủ bếp trên là không thực sự cần thiết. Tủ bếp trên dù không chiếm dụng diện tích mặt sàn nhưng lại chiếm dụng không gian trên không nên cũng ảnh hưởng đến không gian chung và sự lưu thông không khí của không gian bếp. 

Thiết kế tủ bếp dưới khi gia đình bạn không có nhiều đồ đạc

Trong trường hợp gia đình bạn không có nhiều đồ dùng, không nhiều đồ đạc vì gia đình ít người hoặc không muốn nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh trong bếp thì lựa chọn lắp đặt tủ bếp dưới là tối ưu nhất. Về cơ bản tủ bếp dưới đã đủ để đáp ứng toàn bộ nhu cầu của gia đình bạn thì việc lắp đặt thêm tủ bếp trên cũng không cần thiết.

Thiết kế tủ bếp dưới khi bạn muốn tạo không gian bếp tối giản

Phong cách tối giản hướng tới việc đơn giản hóa mọi đồ dùng trong gia đình, giảm thiểu tối đa vật dụng chiếm dụng diện tích và những vật dụng cầu kỳ. Nếu bạn là người theo phong cách tối giản và muốn trang trí cho toàn bộ ngôi nhà, căn bếp theo phong cách tối giản thì bạn hãy lựa chọn lắp đặt tủ bếp dưới là đủ. Trên thị trường có rất nhiều mẫu tủ bếp dưới đẹp theo phong cách tối giản để bạn có thể thoải mái lựa chọn. 

Thiết kế tủ bếp dưới để tối giảm chi phí

Một điều hiển nhiên rằng chi phí phải chi trả cho tủ bếp dưới sẽ cao hơn chi phí chi trả cho tủ bếp hai tầng cả trên và dưới. Có thể nói chi phí cho tủ bếp hai tầng có thể gấp đôi so với tủ bếp dưới bởi kích thước tủ trên và dưới gần như tương đương. Vì vậy lựa chọn lắp đặt tủ bếp dưới có thể giải quyết được bài toán chi phí. Đặc biệt bạn cần lưu ý rằng tủ bếp dưới (1 tầng) đã đủ hết công năng nên bạn không cần lo lắng về việc có thể sử dụng được ổn định hay không. 

Xem thêm: Tại sao tủ kệ bếp inox trở thành xu hướng hiện nay?

Phân chia khu vực trong tủ bếp dưới

Tủ bếp dưới có vai trò quan trong trong việc thực hiện các công việc nhà bếp nên tủ bếp dưới cần đảm bảo được cung cấp đầu đủ các khu vực bảo quản và lưu trữ thực phẩm. Về cơ bản tủ bếp dưới cần được thiết kế đủ các khu vực sau:

  • Khu chứa thực phẩm hay sử dụng: Khu vực chứa thực phẩm hay dùng chuyên để đựng các loại đồ khô, bảo quản nguyên liệu, thực phẩm thường sử dụng như: các loại gia vị, các loại hạt, các loại bột,… Để tiện dụng nhất thì khu vực chứa các thực phẩm hay sử dụng nên được thiết kế dưới dạng ngăn kéo để kéo ra đóng vào dễ dàng.
  • Khu chứa đồ dùng, dụng cụ nhà bếp: Đây là khu vực dùng để sắp xếp các dụng cụ nấu nướng như: xoong, nồi, chảo,…và những dụng cụ khác cần thiết khi nấu nướng.
  • Khu vực rửa: Khu vực rửa là khu vực lắp đặt bồn rửa để rửa và sơ chế thực phẩm. Hộc tủ bếp dưới bồn rửa là khu vực để chứa khăn lau chùi, các loại dung dịch tẩy rửa hoặc có thể để chứa thùng rác âm để tiện cho việc đổ rác thừa. 
Hộc tủ bếp dưới bồn rửa là khu vực để chứa khăn lau chùi, các loại dung dịch tẩy rửa hoặc có thể để chứa thùng rác âm để tiện cho việc đổ rác thừa.
Hộc tủ bếp dưới bồn rửa là khu vực để chứa khăn lau chùi, các loại dung dịch tẩy rửa hoặc có thể để chứa thùng rác âm để tiện cho việc đổ rác thừa.
  • Khu vực bàn bếp: Khu vực bàn bếp là khu vực dùng để thực hiện các hoạt động sơ chế thực phẩm, các hoạt động chặt, thái và bày các nguyên liệu nấu nướng. Khu vực bàn bếp thường được bố trí giữa bồn rửa và bếp nấu để tiện dụng nhất có thể. 
  • Khu bếp nấu nướng chính: Đây là khu vực diễn ra các hoạt động nấu nướng. Tại mặt bếp sẽ được bố trí bếp tia hồng ngoại, bếp từ, bếp gas tùy mỗi gia đình và phía bên trên sẽ được trang bị máy hút mùi để loại bỏ những mùi khó chịu do hoạt động đun nấu tạo ra. 

Lưu ý khi chọn chất liệu tủ bếp dưới

Việc chọn được tủ bếp dưới bền, chất lượng cao, tủ bếp dưới đẹp là điều mà gia đình nào cũng mong muốn bởi hiển nhiên rằng không ai muốn chi tiền cho sản phẩm kém chất lượng, nhanh hư hỏng, thiết kế mẫu mã xấu. Trong khi đó tủ bếp là sản phẩm có giá thành cao nhất khi sắm sửa nội thất bếp. 

Chất liệu tủ bếp dưới quyết định đến chất lượng, độ bền, tuổi thọ và tính thẩm mỹ của căn bếp. Vì vậy bạn phải thật cẩn thận trong việc lựa chọn chất liệu tủ bếp. Với hơn 20 năm kinh nghiệm thiết kế và sản xuất tủ bếp chất lượng cao, Sunvie chia sẻ đến bạn đọc một số lưu ý trong việc lựa chọn chất liệu tủ bếp căn cứ vào bảng so sánh chất liệu tủ bếp dưới đây:

Tiêu chí so sánh

Tủ bếp chất liệu inox Tủ bếp chất liệu gỗ  Tủ bếp chất liệu nhôm kính Tủ bếp chất liệu nhựa
Tuổi thọ sản phẩm Tuổi thọ cao, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo hư hỏng. Tuổi thọ không ở mức khá do dễ bị mối mọt, nở gỗ. Tuổi thọ tốt nhưng có thể bị lõm do nhôm là kim loại mềm. 

Tuổi thọ chưa được tốt vì nhựa dễ bị xuống cấp hơn các vật liệu khác. Nhưng hiện nay có nhiều loại nhựa có độ bền rất ấn tượng. 

Khả năng biến dạng

Có khả năng chống biến dạng trước tác động của môi trường. Có thể gặp phải tình trạng phồng, nở gỗ do để trong môi trường ẩm và dễ bị mối mọt tấn công gỗ. Nhôm mềm nên có thể bị nhõm nếu va đập mạnh. Nhựa dễ bị biến dạng do thời tiết và mức nhiệt bếp.
Khả năng chịu nhiệt Khả năng chịu nhiệt cực cao. Gỗ dễ bắt lửa, không thích hợp để ở môi trường quá nóng. Không bắt lửa và chịu nhiệt khá. 

Nhựa chịu nhiệt chưa được tốt vì sẽ bị biến dạng nếu mức nhiệt cao. 

Tính thẩm mỹ

Bề mặt sáng bóng, tinh tế, mang lại cảm giác sang trọng và hiện đại.  Mẫu mã sang trọng, pha trộn nét hiện đại và cổ điển. Hạn chế về mặt thiết kế. Mẫu mã đa dạng nhưng chưa thực sự sang trọng. 

Giá thành

Giá thành cao. Giá thành cao đối với sản phẩm gỗ tự nhiên. Giá thành ở mức khá.

Giá thành hợp lý với đa dạng mức giá.

Độ an toàn với sức khỏe An toàn với sức khỏe An toàn với sức khỏe An toàn khi sư dụng

Độ an toàn không được đánh giá cao

Tính an toàn khi phát sinh sự cố

Không cháy nổ Dễ bắt nhiệt và dễ cháy Không cháy nổ

Dễ bắt nhiệt và dễ cháy nổ

Độ thân thiện với môi trường

Khả năng tái chế cao, an toàn với môi trường. Không thân thiện với môi trường do cần hoạt động khai thác gỗ, nhưng đổi lại sản phẩm tủ gỗ dễ phân hủy.  Thân thiện với môi trường vì khả năng tái chế cao. 

Nhựa là chất liệu không thân thiện với môi trường. Tuy có thể tái chế nhưng rác thải nhựa thải ra môi trường gây hại nghiêm trọng đến môi trường sống.

Độ chống ám mùi Chất liệu inox là kim loại nên không ám mùi do ảnh hưởng của hoạt động đun nấu. Chất liệu gỗ mới sẽ không ám mùi nhưng về lâu ngày có thể bị ảnh hưởng do mùi của thực phẩm. Gỗ dùng lâu ngày có thể bị mối mọt sẽ có mùi khó chịu.  Chất liệu nhôm kính chống ám mùi tốt.

Nhựa không ám mùi nhưng bản thân nhựa đã có mùi đặc trưng. 

Xem thêm: Phụ kiện tủ bếp gồm những gì? Hướng dẫn cách lắp đặt phụ kiện tủ bếp

Một số mẫu tủ bếp dưới đẹp hot nhất hiện nay

Mẫu tủ bếp SVE I25

Mẫu tủ bếp dưới đẹp
Mẫu tủ bếp dưới đẹp

Mẫu tủ bếp SVE I26

Mẫu tủ bếp SVE I26
Mẫu tủ bếp SVE I26

Mẫu tủ bếp SVE L2030

Mẫu tủ bếp L2030
Mẫu tủ bếp L2030

Mẫu tủ bếp SVE L2540 BĐ

Mẫu tủ bếp L2540
Mẫu tủ bếp L2540 BĐ

Những thông tin, vấn đề xoay quanh những mẫu tủ bếp dưới đẹp và việc thiết kế, lắp đặt tủ bếp đã được Sunvie giải đáp chi tiết. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn đọc. Chúc bạn đọc có quá trình thiết kế và cải tạo không gian bếp thuận lợi!

[related_cat]

Tham gia bình luận:

Call Now