Tủ bếp ga âm đang ngày càng trở nên phổ biến của các gia đình khi lựa chọn bếp ga. Với vẻ ngoài hiện đại và tinh tế, tủ bếp ga âm nhanh chóng chiếm được cảm tình của người sử dụng. Vậy tủ bếp ga âm có những ưu nhược điểm gì? Cách lắp đặt tủ bếp ga âm? Ngay sau đây, Sunvie sẽ cùng bạn tìm hiểu về chiếc tủ bếp ga âm này nhé.

Ưu, nhược điểm của tủ bếp ga âm
Hiện nay có rất nhiều người phân vân không biết có nên lắp đặt tủ bếp ga âm hay không. Thấu hiểu điều đó, Sunvie sẽ liệt kê và phân tích những ưu, nhược điểm của bếp ga âm để bạn tham khảo nhé.
Ưu điểm của tủ bếp ga âm
Tủ bếp ga âm chính là lựa chọn hoàn hảo cho những căn bếp hiện đại và tiện nghi. Khi sử dụng bếp ga âm, bạn sẽ nhận được vô vàn lợi ích to lớn:
- Gian bếp của bạn sẽ có thể gọn gàng hơn nhờ thiết kế bếp ga ẩn giấu vào trong bàn bếp.
- Tuổi thọ của bếp rất cao. Bề mặt của bếp ga âm rất cứng cáp và chắc chắn, không bị biến dạng hay nứt vỡ khi tiếp xúc với nền nhiệt độ cao. Các bộ phận khác của bếp ga âm cũng có khả năng chống gỉ sét, hư hỏng, bám bụi và oxy hóa vượt trội.
- Núm xoay nhiệt độ có khả năng điều chỉnh mức nhiệt mà bạn muốn 1 cách chính xác. Bàn có thể dễ dàng chỉnh mức lửa nhỏ nhất mà không làm tắt bếp.

- Tăng tính thẩm mỹ cho căn bếp. Cả không gian bếp trở nên hiện đại, tiện nghi và sang trọng nhờ nhờ bề mặt trơn bóng của bếp ga âm.
- An toàn khi nấu nướng bởi tủ bếp được lắp đặt ở vị trí cố định nên sẽ không bị di chuyển hay xê dịch lung tung.
- Tích hợp nhiều tính năng hiện đại như vòng chia lửa, tự động chỉnh nhiệt độ, ngắt tự động, hẹn giờ tắt bếp… Do đó, quá trình nấu nướng sẽ được tối ưu và người nấu sẽ không cần phải luôn canh chừng nhiệt độ để tránh bị trào khi sôi hoặc cháy khét thức ăn.
Xem thêm: Tủ bếp có máy rửa bát: Những lợi ích và lưu ý khi chọn mua
Nhược điểm của tủ bếp ga âm
Tuy nhiên, tủ bếp ga âm vẫn tồn tại 1 số nhược điểm sau đây:
- Chỉ phù hợp với những loại nồi, chảo, đáy bằng phẳng và cách nhiệt tốt.
- Giá thành cao hơn so với những loại bếp ga dương bởi bếp ga tích hợp nhiều tính năng hiện đại.
- Khi lắp đặt cần yêu cầu kỹ thuật cao, bạn sẽ phải tính toán chính xác kích thước của sản phẩm để có thể khoét vị trí đặt trên mặt bàn bếp.
- Khó di chuyển vì lắp đặt cố định dưới mặt bàn bếp. Quá trình sửa chữa cũng gặp nhiều khó khăn bởi bạn sẽ phải tháo lắp bếp mới có thể tiến hành sửa chữa. Ngoài ra, linh kiện thay thế của bếp ga âm rất khó tìm và có giá thành rất cao.
Hướng dẫn cách lắp bếp ga âm trên tủ bếp và kệ bếp
Việc lắp đặt tủ bếp ga âm yêu cầu kỹ thuật và sự tỉ mỉ cao. Sunvie sẽ hướng dẫn cho bạn cách lắp tủ bếp âm ở vị trí tủ bếp và kệ bếp đơn giản và nhanh chóng nhất nhé.
Hướng dẫn cách lắp bếp ga âm trên tủ bếp
Khi lắp đặt bếp ga âm trên tủ bếp, bạn cần xác định vị trí sẽ đặt bếp ga. Bạn phải đảm bảo bếp ga sẽ cách tường bếp 15cm trở lên, cách các khoang tủ bếp 1,5m trở lên và cách trần nhà 100cm. Nếu phòng bếp của gia đình bạn có diện tích không lớn lắm thì có thể đặt thêm lớp cách nhiệt cho tường bếp. Lớp cách nhiệt này sẽ đảm bảo tường không bị cháy đen và an toàn khi sử dụng bếp nấu.
Nơi đặt bếp ga âm trên tủ bếp phải là vị trí kín và không bị gió lùa như gần cửa sổ. Gió sẽ làm giảm nhiệt lượng, thậm chí tắt lửa và gây lãng phí ga. Bạn nên lắp đặt bếp ga dưới máy hút mùi để có thể vận dụng tối đa công năng của máy hút mùi như hút khói, hơi nước và mùi thức ăn trong khi nấu.
Tiếp theo, bạn hãy tiến hành lắp đặt ống ga vào bếp. Xoay đều đầu ống cho đến khi vừa khít với bếp rồi đặt bếp lên khay là đã hoàn thành việc lắp đặt tủ bếp ga âm.
Hướng dẫn cách lắp tủ bếp ga âm trên kệ bếp

Ở vị trí kệ bếp, bạn cần phải xác định kích thước và hình dáng của bếp ga âm để có thể khoét được lỗ chuẩn theo kích cỡ đáy bếp ga. Tránh tình trạng lỗ khoét quá to so với bếp sẽ để lộ ra những phần thừa gây mất thẩm mỹ cho bếp. Khi nấu nướng thức ăn trong chảo, xoong sẽ dễ bị rơi vào khoảng trống, để lâu ngày sẽ tạo thành những mảng bám mất vệ sinh và thu hút ruồi muỗi tới. Bên cạnh đó, bếp ga âm sẽ dễ bị xê dịch khi nấu nướng và tiềm ẩn nguy cơ an toàn với người sử dụng. Nếu lỗ khoét dưới bàn bếp quá nhỏ thì bạn sẽ không thể lắp đặt bếp ga và phải tiến hành đo đạc và khoét lỗ lại.
Vị trí khoét lỗ đặt bếp ga cần phải đảm bảo có thể chịu được lực và trọng lượng của bếp ga. Nếu không sẽ lỗ khoét sẽ bị hư hại thậm chí sập trong quá trình sử dụng bếp ga. Sau đó, bạn tiến hành lắp ống ga tương tự như vị trí tủ bếp là đã có thể bắt đầu sử dụng bếp.
Top 8 lưu ý khi lắp đặt và sử dụng tủ bếp ga âm
Khi lắp đặt và sử dụng tủ bếp ga âm, bạn cần phải chú ý tới vị trí đặt bếp ga, loại xoong nồi phù hợp và những việc cần làm sau khi nấu nướng. Có như vậy, bạn mới có thể tiến hành lắp đặt và sử dụng thiết bị này 1 cách tốt nhất.
Vị trí đặt bếp phải khô ráo và thoáng khí
Với vị trí đặt bếp ga âm, bạn hãy chọn những vị trí khô thoáng và tránh ẩm ướt làm xuất hiện hiện tượng hoen gỉ, oxy hóa trong thời gian dài. Từ đó làm giảm tuổi thọ của bếp ga. Ngoài ra, môi trường ẩm ướt sẽ dễ khiến xảy ra tình trạng chập điện và cháy nổ. Vị trí đặt bếp phải đảm bảo thoáng khí nhưng cũng không được là chỗ gió lùa vào. Khi nấu nướng, bếp sẽ sản sinh ra hơi nóng, khói và hơi ẩm gây ảnh hưởng tới cả không gian bếp. Do đó, việc lựa chọn vị trí thông thoáng là vô cùng cần thiết.
Vị trí đặt bếp thuận tiện với nguồn điện kết nối
Bạn nên chọn những vị trí lắp đặt tủ bếp ga âm gần với nguồn điện ổn định trong gia đình. Nguồn điện thích hợp nhất là từ 190V đến 230V và phải đầy đủ dây nóng, dây nối đất và dây trung tính. Với dây điện, bạn nên chọn những loại dây có vẻ ngoài cứng cáp để tránh bị động vật, côn trùng trú ngụ trong bếp cắn gây hở điện như thạch sùng, gián, chuột…
Kết nối dễ dàng với bình ga
Nguồn ga cung cấp phải đảm bảo cách bếp tối thiểu 1,5m và thấp hơn bếp ga. Bình ga phải được đặt ở nơi lưu thông khí tốt và luôn thông thoáng. Khoảng cách này sẽ làm giảm nguy cơ cháy nổ khi sử dụng bếp. Bạn có thể đặt bình ga ngay trong tủ bếp dưới đặt bếp ga để thuận tiện cho việc kết nối bình ga với bếp âm.

Sử dụng xoong, chảo phù hợp với bếp ga âm
Xoong, chảo có bề mặt nhẵn mịn và lớp cách nhiệt tốt mới có thể sử dụng trên tủ bếp ga âm nh nồi inox, nồi tráng men… Bạn cũng nên chọn những loại nồi có kích thước vừa với kiềng bếp. Nếu dùng nồi quá to sẽ khiến nhiệt của bếp bị phân tán và tăng thời gian nấu chín hơn rất nhiều. Còn khi bạn dùng nồi quá nhỏ thì sẽ gây lãng phí ga không cần thiết và có thể khiến thức ăn trong nồi bị cháy khét. Khi nấu nướng, bạn cần chỉnh lửa bếp sao cho tập trung toàn bộ vào đáy nồi, tránh để lửa quá to tràn ra thành của xoong khiến thành xoong bị cháy và tiêu tốn ga. Thời gian sử dụng bình ga sẽ giảm đi và bạn sẽ tốn nhiều chi phí khi thay bình ga liên tục.
Không đun nấu thức ăn trong thời gian dài
Tuy beeps ga âm có khả năng chịu nhiệt cao nhưng nếu bạn đun nấu thức ăn trong thời gian dài thường xuyên sẽ dễ khiến bếp bị biến dạng và nứt vỡ. Do đó, bạn cần hạn chế nấu những món nấu chậm như ninh, hầm, nấu cháo… để duy trì tuổi thọ cho bếp. Ngoài ra, trong quá trình nấu nướng bạn cần chú ý không để nước trong nồi, chảo tràn ra mặt bếp. Bởi lượng nước này sẽ có thể gây cháy nổ rất cao. Để khắc phục rủi ro cháy nổ, bạn có thể chọn lựa những loại bếp ga tích hợp chức năng tự động tắt bếp, ngắt ga…
Vệ sinh bếp ga âm sau khi nấu nướng
Trong quá trình nấu nướng, những mảnh vụn thức ăn, dầu mỡ có thể bị bám trên bề mặt bếp. Vì vậy, bạn nên tiến hành vệ sinh ngay khi nấu ăn hoặc 1-2 lần/tuần bằng chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch mặt kính của bếp ga. Với những khe hở trên bếp như kiềng bếp, đầu đốt, bạn hãy sử dụng mảnh vải nhỏ hoặc tăm bông để lau sạch hoàn toàn. Nếu không vệ sinh và lau dọn ngay thì sẽ tạo thành những mảng bám khiến bếp bị gỉ sét, bám bẩn và tắc nghẽn quá trình tạo nhiệt.
Khóa van ga khi không sử dụng bếp

Khi đã nấu nướng xong, bạn cần khóa van ga để đảm bảo an toàn và tiết kiệm ga. Ngay cả khi không sử dụng thì 1 lượng ga nhỏ vẫn còn ở lại trong đường ống dẫn ga với bếp. Nếu ống dẫn bị rò rỉ và gặp tia lửa điện sẽ xảy ra sự cố cháy nổ nghiêm trọng. Đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ, trẻ nhỏ có tính hiếu kỳ nên có thể bật bếp ga không đúng cách để khám phá sẽ dễ dẫn đến cháy nổ. Trong trường hợp lượng ga còn sót lại trong ống dẫn tràn ra bên ngoài sẽ có thể gây hại cho sức khỏe của con người như khó thở, thiếu oxy, chóng mặt, ảo giác, buồn nôn, bất tỉnh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho căn nhà và các thành viên trong gia đình, bạn cần phải khóa ga khi không sử dụng.
Kiểm tra hệ thống đường ống dẫn ga thường xuyên
Bạn cần tiến hành kiểm tra hệ thống đường ống dẫn ga định kỳ và thường xuyên để đảm bảo ống dẫn không bị hư hại và thay thế nếu đường ống bị rò rỉ. Nếu phát hiện sớm, bạn sẽ có thể nhanh chóng sửa chữa hoặc thay thế đường ống dẫn. Tuy nhiên, khi phát hiện ra hỏng hóc hay rò rỉ ga, bạn phải liên hệ với chuyên gia và các kỹ thuật viên có chuyên môn cao sửa chữa. Tuyệt đối không được tự mình sửa vì rất có thể sẽ phát sinh sự cố cháy nổ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của mình.
Trên đây, Sunvie đã cùng bạn đọc tìm hiểu về ưu nhược điểm của tủ bếp ga âm và hướng dẫn cách lắp bếp ga ở vị trí tủ bếp và kệ bếp. Đồng thời, Sunvie còn chia sẻ 8 lưu ý khi lắp đặt và sử dụng tủ bếp ga âm để có thể tăng tuổi thọ cho bếp. Hy vọng bạn sẽ có thể sử dụng tủ bếp ga âm an toàn và tối ưu nhất.