Tổng hợp 6 loại vật liệu nội thất khó vệ sinh bạn cần biết

Vật liệu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thiết kế nội thất. Việc thiết kế và bố trí nội thất cho không gian sống đã khó, việc bảo vệ để không gian sống luôn sạch sẽ theo đó cũng tốn nhiều thời gian của gia chủ. Vì vậy Sunvie đã tổng hợp những vật liệu nội thất khó vệ sinh để bạn đọc cân nhắc và lựa chọn vật liệu tối ưu nhất.

Tại sao việc lựa chọn vật liệu thiết kế nội thất lại gian trọng?

Việc lựa chọn vật liệu trong thiết kế nội thất là vô cùng quan trọng và có thể được xem như “chìa khóa” trong thiết kế nội thất
Việc lựa chọn vật liệu trong thiết kế nội thất là vô cùng quan trọng và có thể được xem như “chìa khóa” trong thiết kế nội thất

Vật liệu thiết kế nội thất là tổng hợp toàn bộ những vật liệu cần để sử dụng trong việc thiết kế và sản xuất ra các sản phẩm nội thất. Vật liệu thiết kế nội thất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công năng, định hình thẩm mỹ và tạo nên một không gian sống lý tưởng.

Việc lựa chọn vật liệu trong thiết kế nội thất là vô cùng quan trọng và có thể được xem như “chìa khóa” trong thiết kế nội thất. Không phải vật liệu nào cũng phù hợp với không gian sống của bạn, do vậy bạn cần phải lựa chọn cẩn thận để tìm ra đúng loại vật liệu thích hợp.

  • Vật liệu ảnh hưởng đến độ bền của nội thất: Vật liệu là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến độ bền của các sản phẩm nội thất. Vật liệu quyết định độ bền, tuổi thọ, công năng của sản phẩm nội thất được tạo thành. Chính vì vậy mà có loại vật liệu thích hợp cho sản phẩm nội thất này nhưng lại không thích hợp với sản phẩm nội thất khác. Ví dụ như sản phẩm tủ bếp làm từ chất liệu inox 304 chắc chắn sẽ bền hơn sản phẩm tủ bếp làm từ chất liệu nhựa.
  • Vật liệu ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nội thất: Vật liệu góp phần lớn trong việc định hình phong cách mà bạn muốn thiết kế. Tùy theo phong cách chủ đạo chính mà không gian hướng tới, bạn lựa chọn vật liệu phù hợp. Việc sử dụng các loại vật liệu và kết cấu khác nhau có thể tạo thêm sự thú vị về mặt thị giác. Ví dụ vật liệu bằng gỗ tự nhiên với các điểm nhấn bằng kim loại có thể tạo ra một thiết kế độc đáo và bắt mắt.
  • Vật liệu tác động đến trải nghiệm xúc giác: Vật liệu tác động đến trải nghiệm xúc giác, ví dụ như việc sử dụng các loại vải, da mềm sẽ tạo ra cảm giác ấm cúng, dễ chịu và mang đến sự thoải mái cho người dùng.
  • Vật liệu ảnh hưởng đến chức năng: Lựa chọn vật liệu cũng cần căn cứ vào chức năng cụ thể của sản phẩm nội thất. Ví dụ tủ bếp thì cần chọn vật liệu bền vững, chắc chắn, có khả năng hoạt động tốt trong môi trường nhà bếp; cần chọn chất liệu sàn chống trơn trượt ở các khu vực có nhiều người qua lại.

Như vậy, căn cứ vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà chúng ta lựa chọn loại vật liệu phù hợp.

Xem thêm: Thiết kế nội thất nhà bếp – Những điều quan trọng cần lưu ý

Tổng hợp 6 loại vật liệu nội thất khó vệ sinh

Lựa chọn vật liệu là khâu quan trọng hàng đầu khi thiết kế và bố trí nội thất cho không gian sống. Hiện nay có rất nhiều sự lựa chọn vật liệu cho bạn với vô số vật liệu khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn không có nhiều thời gian cho việc vệ sinh vật liệu thì bạn cần lưu ý đến những vật liệu nội thất khó vệ sinh. Sau đây chúng tôi tổng hợp danh sách những vật liệu nội thất khó vệ sinh để bạn nắm bắt được:

1. Gỗ tự nhiên

Việc sử dụng nội thất làm từ gỗ tự nhiên gặp phải những vấn đề điển hình như: Bị tấn công bởi mối mọt, độ ẩm, dễ bị trầy xước bề mặt, cong vênh
Việc sử dụng nội thất làm từ gỗ tự nhiên gặp phải những vấn đề điển hình như: Bị tấn công bởi mối mọt, độ ẩm, dễ bị trầy xước bề mặt, cong vênh

Tuy là một trong những vật liệu truyền thống và luôn lọt top những vật liệu được ưa chuộng nhất nhưng gỗ tự nhiên cũng nằm trong danh sách những vật liệu nội thất khó vệ sinh nhất. Việc sử dụng nội thất làm từ gỗ tự nhiên gặp phải những vấn đề điển hình như: Bị tấn công bởi mối mọt, độ ẩm, dễ bị trầy xước bề mặt, cong vênh và biến dạng theo thời gian, nấm mốc dễ phát triển. Những dấu hiệu hư hỏng chất liệu gỗ hiện rất rõ trên bề mặt và rất kho để sửa chữa. 

2. Xi măng/ Bê tông

Xi măng là một trong những vật liệu có độ bền cao, mang đến sự chắc chắn nên được ứng dụng nhiều vào thiết kế nội thất. Tuy nhiên, xi măng lại là một trong những vật liệu nội thất khó vệ sinh. 

Xi măng là vật liệu nội thất khó vệ sinh vì bề mặt xi măng thô ráp, dễ bám đọng nước và tích tụ bụi bẩn. Do vậy bề mặt xi măng rất dễ bẩn nếu bạn không thường xuyên vệ sinh lau chùi bề mặt. 

3. Gạch chia ô

Gạch chia ô cũng là một vật liệu nội thất khó vệ sinh
Gạch chia ô cũng là một vật liệu nội thất khó vệ sinh

Gạch chia ô cũng là một vật liệu nội thất khó vệ sinh bởi bề mặt những viên gạch có thể hút ẩm. Ngoài ra thì những khe, rãnh giữa những ô gạch là nơi tồn đọng và bám bẩn. Những khe hở này thường tích bụi bẩn nên không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy nếu gia đình bạn đã sử dụng gạch chia ô thì bạn cần dành thời gian để vệ sinh kỹ bề mặt. 

4. Da cao cấp

Da cũng nằm trong nhóm những vật liệu nội thất khó vệ sinh. Da là vật liệu phổ biến để bọc sofa, bọc ghế ngồi,… Tuy chất liệu da mang đến cảm giác thoải mái và thêm sự sang trọng nhưng da cũng rất dễ bám bụi và rất dễ nứt da nếu tiếp xúc với nước và độ ẩm. Bên cạnh đó, khi chất liệu da thấm ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tỏa ra mùi hương khó chịu.

5. Bề mặt đá gồ ghề

Bề mặt đá gồ ghề
Bề mặt đá gồ ghề

Bề mặt đá gồ ghề mang đến vẻ đẹp độc đáo khác biệt cho bức tường nhưng đây là nơi cư ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn, bụi bẩn tích đọng. Đặc biệt bề mặt tường đá gồ ghề rất khó để vệ sinh, bạn cần tốn nhiều thời gian để làm sạch một bức tường đá gồ ghề.

6. Thạch cao

Thạch cao là vật liệu nội thất khó vệ sinh bởi vật liệu này không có khả năng chống nước. Do vậy nếu tiếp xúc với nước lâu dài thì bề mặt thạch cao sẽ bị ố vàng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và dễ bị mềm đi, giãn vật liệu ảnh hưởng đến chất lượng. Bên cạnh đó nếu bị tác động bởi lực thì bề mặt thạch cao rất dễ bị phá vỡ cấu trúc và bị biến dạng.

Xem thêm: Tổng hợp những vật liệu trong thiết kế nội thất và lưu ý chọn mua

Nên lựa chọn vật liệu nội thất nào cho không gian nhà bếp?

Như chúng ta đã biết, việc lựa chọn vật liệu cho không gian sống là vô cùng quan trọng. Đặc biệt tại không gian nhà bếp, nơi các hoạt động nấu nướng diễn ra thường xuyên và là nơi có không khí nóng, ẩm nhất trong nhà thì việc lựa chọn vật liệu cần được chú trọng hơn cả. Dưới đây, Sunvie gợi ý cho bạn những vật liệu nội thất phổ biến cho không gian nhà bếp.

  • Inox 304: Vật liệu nội thất bền đẹp cho không gian nhà bếp đầu tiên cần nhắc đến là vật liệu inox 304. Inox 304 là vật liệu tự nhiên với những đặc tính đặc trưng của kim loại. Chính vì vậy inox là chất liệu có độ bền cực kỳ cao với những ưu điểm xuất sắc như: Có khả năng chịu được lực tác động, chống móp méo, cong vênh, chống ẩm, chống nước và ngăn chặn sự xâm nhập của mối mọt. Vì vậy đây là giải pháp nội thất bền vững được đông đảo gia đình lựa chọn. Tuổi thọ của inox 304 lên đến cả trăm năm và được ứng dụng linh hoạt trong việc sản xuất nội thất, nổi bật là sản phẩm tủ bếp inox.
Vật liệu nội thất bền đẹp cho không gian nhà bếp đầu tiên cần nhắc đến là vật liệu inox 304
Vật liệu nội thất bền đẹp cho không gian nhà bếp đầu tiên cần nhắc đến là vật liệu inox 304
  • Kính cường lực: Kính cường lực hiện đại ngày nay được sử dụng phổ biến trong xây dựng, ví dụ như: Xây dựng phòng tắm, phòng khách và cả phòng bếp. Kính cường lực trong suốt, chắc chắn và có tuổi thọ cao, chống xước và nứt bề mặt. Kính cường lực được sử dụng phổ biến để tạo thành vách ngăn để vừa đáp ứng được nhu cầu tách biệt không gian, vừa tạo hiệu ứng không gian mở.
  • Gỗ tự nhiên: Gỗ là sự lựa chọn hoàn hảo cho cửa sổ, cửa ra vào. Tùy từng loại gỗ khác nhau mà độ bền, tuổi thọ theo đó cũng sẽ khác nhau. Gỗ khá linh hoạt trong việc thiết kế nên được ứng dụng nhiều cho các công trình từ nhỏ đến lớn.
  • Nhôm: Nhôm nguyên khối có ưu điểm là nhẹ, bền và có tuổi thọ khoảng 30 năm. Để tăng thêm tính linh hoạt, nhà sản xuất sẽ sơn phủ một lớp sơn tĩnh điện lên bề mặt nhôm. 
  • Thạch anh: Thạch anh là một trong những vật liệu có độ bền cực kỳ cao và là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Thạch anh được làm từ đá vụn, nhựa và bột màu tự nhiên. Với những ưu điểm về khả năng chống bám bẩn, chống trầy xước và chống nhiệt độ cao, thạch anh là vật liệu tốt cho các ứng dụng nội thất.
  • Đá tự nhiên: Đá tự nhiên cũng là một trong những loại vật liệu bền, ít cần bảo trì và có thể tái chế. Bên cạnh đó, đá tự nhiên còn có sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và sẵn có nên được ứng dụng phổ biến để làm mặt bàn, để ốp tường. Với nguồn gốc tự nhiên, đá tự nhiên là sự lựa chọn an toàn cho sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường.
  • Vinyl: Vinyl là sự lựa chọn lý tưởng để làm sàn nhà vì đây là vật liệu có độ bền cao, đáp ứng được nhu cầu của một gia đình đông thành viên qua lại trên bề mặt sàn. Hiện nay sàn Vinyl có lớp phủ bảo vệ đàn hồi giúp sàn có khả năng chống vết ố và chống bụi bẩn. Bề mặt Vinyl cũng rất dễ để vệ sinh nên bạn hoàn toàn không cần tốn nhiều thời gian cho việc vệ sinh. 

Sunvie đã phân tích, tổng hợp và gửi đến bạn danh sách những vật liệu nội thất khó vệ sinh. Căn cứ vào thông tin chúng tôi gửi đến bên trên, hy vọng bạn đọc sẽ biết cách lựa chọn vật liệu đáp ứng được mục đích sử dụng. Đặc biệt nếu bạn đọc quan tâm đến những sản phẩm tủ bếp được làm từ vật liệu bền vững, hãy tham khảo ngay những mẫu sản phẩm tủ bếp inox 304 đến từ Sunvie. 

[related_cat]

Tham gia bình luận:

Call Now