Cách bố trí tủ bếp chữ I và những nguyên tắc quan trọng cần lưu ý

Tủ bếp chữ I đang là một trong những sự lựa chọn hàng đầu hiện nay cho những gia đình đang có ý định sắm sửa nội thất hoặc tân trang nội thất bếp. Vậy có nên bố trí tủ bếp chữ I hay không? Cách bố trí tủ bếp chữ I là gì? Sunvie sẽ lý giải chi tiết cho bạn đọc ngay sau đây. 

Cách bố trí tủ bếp chữ I và những nguyên tắc quan trọng cần lưu ý
Cách bố trí tủ bếp chữ I và những nguyên tắc quan trọng cần lưu ý

Có nên bố trí tủ bếp chữ I hay không?

Tủ bếp chữ I là một trong những mẫu tủ bếp được ưa chuộng nhất hiện nay. Có thể nói tủ bếp chữ I là mẫu bếp duy nhất phù hợp với mọi không gian, diện tích bếp. Tủ bếp chữ I có thể kết hợp với căn bếp có không gian, diện tích nhỏ cho đến căn bếp có không gian, diện tích lớn. 

Bố trí tủ bếp chữ I có những ưu điểm sau:

  • Thiết kế tủ bếp đơn giản, gọn gàng nên dễ lắp đặt và cũng tiết kiệm chi phí
  • Mẫu mã đơn giản rất phù hợp với những căn bếp hiện đại và căn bếp theo phong cách tối giản.
  • Kích thước nhỏ và dễ dàng tùy chỉnh về kích thước để có được kích thước mong muốn. Bếp chữ I rất thích hợp với những căn nhà chung cư diện tích nhỏ, những căn nhà ống chật hẹp, những căn bếp nhỏ chạy dài.
  • Tiện lợi cho việc di chuyển vì bếp nhỏ và chạy theo một đường thẳng dài.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư cho tủ bếp

Bố trí tủ bếp chữ I có những nhược điểm sau:

  • Tủ bếp chữ I có không gian lưu trữ đồ đạc nhỏ, hạn chế về mặt không gian nên chỉ thích hợp khi nhà bạn có ít đồ dùng bếp.
  • Do bếp được thiết kế một đường dài nên các đồ dùng nhà bếp sẽ không ở xung quanh bạn nên bạn cần di chuyển nhiều theo chiều dài để làm các công đoạn khác nhau. 
  • Thiết kế khá đơn giản nên cũng sẽ gặp hạn chế về kiểu dáng và mẫu mã.

Căn cứ vào những ưu và nhược điểm của thiết kế tủ bếp chữ I, chúng ta có thể thấy rằng nên sử dụng tủ bếp chữ I đối với những căn bếp nhỏ, hẹp, những gia đình có ít đồ đạc hoặc gia đình theo phong cách tối giản. Không nên sử dụng tủ bếp chữ I đối với những gia đình có diện tích bếp quá lớn vì trông căn bếp sẽ không cân xứng, và những gia đình có nhiều đồ đạc bếp cũng sẽ không có không gian để sắp xếp. 

Nguyên tắc cần biết khi bố trí nội thất của nhà bếp chữ I

Nguyên tắc cần biết khi bố trí nội thất của nhà bếp chữ I
Nguyên tắc cần biết khi bố trí nội thất của nhà bếp chữ I

Việc bố trí nội thất của nhà bếp chữ I cần chú trọng đến công thái học của căn bếp. Công thái học của nhà bếp liên quan trực tiếp đến khu vực quan trọng nhất của nhà bếp – tam giác nhà bếp.

Tam giác nhà bếp chỉ đến khu vực bếp nấu, khu vực bồn rửa và khu vực bảo quản thực phẩm. Cụ thể thì nguyên tắc của tam giác làm việc trong nhà bếp như sau:

  • Chiều dài của mỗi chân tam giác là từ 1,2 đến 2,7m
  • Tổng chiều dài của ba chân phải từ 4m đến 7,9m
  • Không được có bất kỳ thiết bị hoặc tủ nào giao nhau với bất kỳ chân nào của tam giác
  • Không được có lối đi chính nào qua tam giác

Để nhà bếp chữ I được thiết kế một cách khoa học và tiện nghi nhất, nhà bếp của bạn cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Cửa vào bếp phải rộng ít nhất 81,2cm
  • Cửa vào không được cản trở hoạt động an toàn của bất kỳ thiết bị nào và cửa của thiết bị không được cản trở lẫn nhau
  • Chiều dài lối đi làm việc tối thiểu phải là 106cm đối với một người nấu ăn bếp và 122cm cho nhiều bếp nấu ăn
  • Lối đi phải rộng tối thiểu 91, 5cm
  • Trong khu vực tiếp khách không có người qua lại phía sau ghế, phải chừa một lối đi thông thoáng 91,5 từ bàn hoặc mép quầy đến mép phía sau.
  • Chỗ ngồi phải rộng tối thiểu 61cm cho mỗi người. Cho phép khoảng trống chân 46cm ở bàn cao 76cm; Khoảng hở 38cm  tại quầy bếp (cao 91,4cm) và 30,5cm  tại quầy bar (cao 106cm).
  • Nếu chỉ có một bồn rửa thì nên đặt cạnh hoặc đối diện bếp nấu và tủ lạnh.
  • Hai bên bồn rửa phải có diện tích tiếp đất tối thiểu 61cm, mỗi bên 46cm.
  • Cạnh bồn rửa phải có bề mặt làm việc chính rộng ít nhất 76cm và sâu 60cm. Nên đặt máy rửa bát cách bồn rửa trong phạm vi 90cm
  • Cần có khoảng rộng ít nhất 38cm bên cạnh tay cầm của tủ lạnh và  một khoảng trống không quá 120cm đối diện với tủ lạnh
  • Bề mặt bếp nấu phải có diện tích tiếp đất tối thiểu là 30cm ở một bên và 38cm ở phía bên kia.
  • Khoảng cách tối thiểu giữa bề mặt nấu và bề mặt đáy tủ phía trên phải là 60cm.
  • Cung cấp hệ thống thông gió nấu ăn phía trên cho tất cả các thiết bị nấu ăn trên bề mặt.
  • Không đặt bề mặt nấu nướng dưới cửa sổ có thể mở được và đặt bình cứu hỏa gần lối ra của bếp, cách xa thiết bị nấu ăn.
  • Nên đặt lò vi sóng tùy theo yêu cầu của người sử dụng, lý tưởng nhất là ở độ cao dưới vai 75mm.
  • Cung cấp một khu vực đặt lò cao ít nhất 38cm ở phía trên, phía dưới hoặc cạnh lò vi sóng.
  • Cần có tổng không gian mặt bàn 400cm, sâu 60cm, với khoảng cách gầm cao 38cm để chứa tất cả các khu vực lưu trữ, chuẩn bị, và sơ chế thực phẩm.
  • Ngoài ánh sáng chung, mỗi bề mặt làm việc phải được chiếu sáng tốt bằng hệ thống chiếu sáng phù hợp.

Xem thêm: Mẫu tủ bếp chung cư nhỏ chữ I – Một số lưu ý khi lắp đặt tủ bếp

Cách bố trí tủ bếp chữ i cho nhà bếp khoa học và tiện nghi

Những người yêu thích việc làm bếp có rất nhiều dụng cụ làm bếp cần được bảo quản trong tủ bếp. Dụng cụ nhà bếp là vô kể với các loại thiết bị máy, dụng cụ sử dụng hàng ngày như bát đĩa, các loại gia vị,… và rất nhiều đồ vật, dụng cụ khác. Việc bố trí tủ bếp chữ I hợp lý sẽ giúp nhà bếp được ngăn nắp, gọn gàng, đảm bảo vệ sinh và giúp bạn tiết kiệm thời gian khi nấu nướng. Các dụng cụ nhà bếp được sắp xếp gọn gàng cũng giúp việc dọn dẹp nhà bếp trở nên dễ dàng hơn hẳn khi mọi thứ được bày biện lộn xộn trong bếp. Sunvie sẽ chia sẻ cho bạn cách bố trí tủ bếp chữ I đơn giản sau đây.

Dọn dẹp tủ bếp của bạn

Dọn dẹp tủ bếp của bạn là bước đầu tiên để bố trí tủ bếp chữ I một cách ngăn nắp. Bạn hãy dọn dẹp và bỏ đi những đồ không dùng đến, những đồ đã hết, những túi thực phẩm quá hạn,… được bỏ đầy trong tủ.

Để thuận tiện cho việc dọn dẹp tủ bếp thường xuyên thì bạn hãy bố trí thùng đựng rác trong bếp để có chỗ chứa rác gần bên. 

Phân loại các đồ dùng nhà bếp

Bạn hãy phân loại các đồ dùng theo cách sử dụng, chức năng của sản phẩm
Bạn hãy phân loại các đồ dùng theo cách sử dụng, chức năng của sản phẩm

Tiếp theo đó việc bạn cần làm là phân loại các loại đồ dùng trong bếp. Bạn hãy phân loại các đồ dùng theo cách sử dụng, chức năng của sản phẩm. Việc phân loại dụng cụ theo nhóm sẽ giúp cho bạn thuận tiện trong việc tìm kiếm dụng cụ để sử dụng. Ví dụ bạn hãy phân loại thành khu vực đựng ly cốc, khu vực sắp xếp chén bán, xoong nồi, khu vực đựng gia vị, khu vực đựng thực phẩm khô, khu vực đựng thực phẩm tươi, chỗ đựng dao kéo, chỗ đựng các thiết bị máy ép, ngăn đựng lò vi sóng,…. 

Sắp xếp các đồ dùng vào đúng vị trí và chỉnh sửa sao cho phù hợp

Tính thẩm cũng quan trọng để nhìn căn bếp trông ngăn nắp nhưng tính thẩm mỹ cũng phải đảm bảo được công năng của nhà bếp. Bạn không thể đặt 1 sản phẩm ở vị trí quá xa, khó với lấy chỉ bởi vì đẹp, gọn. Xét cho cùng thì việc bố trí tủ bếp chữ I là đảm bảo công năng của nhà bếp sao cho người dùng có thể sử dụng nhà bếp một cách thuận tiện nhất có thể. Chính vì vậy bạn hãy gom nhóm, sắp xếp gọn về vị trí sau đó xem xét tổng thể để chính sửa lại vị trí các dụng cụ sao cho phù hợp. 

Duy trì sự ngăn nắp

Điều quan trọng để việc bố trí tủ bếp chữ I được tiện nghi và khoa học là bạn phải duy trì sự ngăn nắp của căn bếp. Sau khi sử dụng xong bạn hãy đặt đồ vật về đúng vị trí, không nên dùng xong thì đặt luôn ở đó vì như vậy thì đồ dùng nhà bếp sẽ chồng chéo lên nhau. Để dễ dàng tìm kiếm đồ vật mà mình mong muốn bạn có thể chọn cách dán nhãn cho đồ vật và xoay hướng có dán nhãn dán ra ngoài. 

Những đồ vật cần lưu giữ trong tủ bếp

Những đồ vật cần lưu giữ trong tủ bếp
Những đồ vật cần lưu giữ trong tủ bếp

Nhà bếp của bạn có thể coi là một “cửa hàng tạp hóa” bởi đây là nơi lưu trữ mọi đồ vật từ nhỏ đến lớn, có những dụng cụ không bao giờ được sử dụng cũng được lưu trữ trong bếp. Do có quá nhiều đồ nên bạn cần phải phân bổ không gian lưu trữ sao cho hợp lý và cách tốt nhất là sắp xếp, bố trí đồ vật vào hai khu vực là tủ bếp trên và tủ bếp dưới. 

Tủ bếp trên là khu vực thích hợp để lưu trữ các đồ vật sau:

  • Thực phẩm:  Xếp thực phẩm ngay bàn bếp trên không gian quầy bạn thường sử dụng để chuẩn bị thức ăn. Bằng cách đó, bạn có thể dễ dàng sử dụng thực phẩm khi đang nấu ăn. Tuy nhiên, bạn cần sắp xếp gọn gàng để tránh bừa bộn.
  • Ly và bát đĩa:  Bảo quản ly và bát đĩa trên máy rửa chén hoặc giá phơi đồ để dễ dàng cất đồ.
  • Hộp đựng thực phẩm:  Đặt hộp đựng thực phẩm ngay phía trên không gian quầy bạn sử dụng để sơ chế thực phẩm, như vậy lúc làm bếp sẽ tiện hơn. 

Tủ bếp dưới là nơi để bảo quản các đồ vật sau: 

  • Thiết bị: Cất giữ các thiết bị nhà bếp ở tủ ở tủ bếp dưới ngay dưới mặt bếp chế biến thực phẩm để dễ dàng lấy ra trong quá trình chuẩn bị thức ăn. Đối với các thiết bị bạn thường xuyên sử dụng thì bạn có thể đặt ngay ở trên mặt bàn bếp. 
  • Nồi, chảo và khay nướng:  Cất nồi, chảo ở tủ thấp cạnh bếp và để khay nướng gần lò nướng. Lồng các chậu lại với nhau để tiết kiệm không gian hoặc sử dụng giá để treo theo chiều dọc
  • Bát trộn to và thớt:  Bảo quản những vật dụng này ở tủ thấp, càng gần giá phơi hoặc máy rửa chén càng tốt để dễ bảo quản.
  • Dụng cụ vệ sinh:  Cất giữ dụng cụ vệ sinh nhà bếp ở tủ bếp dưới, tốt nhất là dưới bồn rửa. Một lưu ý là bạn không nên để thùng rác tiếp xúc gần khu vực để thực phẩm.

Xem thêm: Mẫu tủ bếp chữ i dài 3m – Có nên thiết kế mẫu tủ bếp chữ I không?

Vậy là cách bố trí tủ bếp chữ I và những thông tin liên quan đến tủ bếp chữ I đã được Sunvie chia sẻ chi tiết đến bạn đọc. Nếu bạn đọc đang quan tâm đến những mẫu tủ bếp chữ I sang trọng, hiện đại, chất lượng cao cấp, hãy tham khảo ngay những mẫu sản phẩm tủ bếp inox Sunvie mới nhất được cập nhật liên tục qua Website Sunvie.vn. Ngoài ra nếu bạn muốn trải nghiệm trực tiếp sản phẩm và kiểm tra chất lượng, hãy liên hệ HOTLINE: 0988 999 687 hoặc tới trực tiếp địa chỉ showroom Sunvie: Khu C – C11/26 Khu đô thị GELEXIMCO Lê Trọng Tấn – Hà Đông – Hà Nội. 

Tham gia bình luận:

Call Now