Hướng dẫn bố trí công năng tủ bếp theo chuẩn châu Âu

Việc sắp xếp sử dụng tủ bếp sao cho hợp lý và đầy đủ công năng là 1 chuyện không hề dễ dàng. Thông thường, mỗi tủ bếp sẽ thường có 5 khu vực công năng đảm nhận những vai trò khác nhau. Vậy 5 khu vực đó là gì? Cách bố trí công năng tủ bếp hợp lý nhất? Ngay sau đây, Sunvie sẽ cùng bạn tìm hiểu về 5 khu vực không thể thiếu của tủ bếp. Đồng thời hướng dẫn cách bố trí công năng tủ bếp hợp lý và theo chuẩn châu Âu để bạn tham khảo nhé.

Hướng dẫn bố trí công năng tủ bếp chuẩn châu Âu
Hướng dẫn bố trí công năng tủ bếp chuẩn châu Âu

5 khu vực công năng không thể thiếu của tủ bếp

Thông thường, khu vực tủ bếp sẽ bố trí công năng tủ bếp gồm 5 khu cơ bản là khu lưu trữ thực phẩm, khu đựng dụng cụ làm bếp, khu bồn rửa, khu sơ chế thực phẩm, và khu nấu ăn.

Khu lưu trữ thực phẩm

Khu vực lưu trữ thường sẽ được bố trí 1 chiếc tủ đồ khô và tủ lạnh cạnh nhau. Tủ đựng đồ khô là loại tủ được thiết kế để đựng nguyên liệu và thực phẩm khô như miến, gia vị dự phòng, mì tôm, miến, măng khô… Khu vực này sẽ luôn đảm bảo luôn thông thoáng và khô ráo để bảo quản thực phẩm. Tủ lạnh có thể đặt bên cạnh tủ đồ khô hoặc nằm vừa vặn trong chỗ trống của tủ bếp thiết kế đúng kích thước của nó.

Khu chứa dụng cụ làm bếp

Khi bố trí công năng tủ bếp đây là khu vực dùng để đựng các dụng cụ làm bếp như nồi, niêu, xoong, chảo, bát đĩa, ly, cốc… Những dụng cụ nấu nướng này thường xuyên được sử dụng trong quá trình nấu nướng nên bạn cần sắp xếp dụng cụ 1 hợp lý nhất. Các hộc tủ và ngăn kéo tủ bếp thường có kích thước lớn để vừa với các dụng cụ nấu ăn lớn. Mặt trong của cánh tủ sẽ được thiết kế những chiếc móc treo để treo vung đậy của xoong, chảo.

Khu bồn rửa

Khu bồn rửa
Khu bồn rửa

Khu bồn rửa sẽ được bố trí lắp đặt bồn rửa và vòi nước. Đây là khu vực rửa thực phẩm cũng như rửa dụng cụ sau khi nấu xong. Phía tủ ngay bên trên sẽ dùng để đựng bát đĩa. Trong tủ bếp dưới thường sẽ là đường ống nước để cấp và thoát nước cho vòi nước. Ngoài ra, bên dưới tủ cũng hay được lắp đặt thêm máy rửa bát âm tường để quá trình rửa bát trở nên tối ưu hóa. Hoặc là những chiếc thùng rác âm tủ và những chai tẩy rửa phục vụ cho quá trình nấu ăn. 

Khu sơ chế thực phẩm

Đây là khu vực nằm giữa khu bồn rửa và khu nấu ăn để người nấu có thể dễ dàng sơ chế cũng như nấu nướng thức ăn. Khu vực sơ chế thực phẩm sẽ đặt những dụng cụ như dao, kéo, thớt, gia vị, máy đánh trứng, thau, rổ, rá… Sơ chế thực phẩm thường nằm ở điểm tiếp nối của tủ bếp chữ L. Tại đây, bạn có thể sử dụng thêm ngăn kéo tủ bếp vát góc để tận dụng tối đa khoảng không gian trống mà ngăn kéo tủ bếp thông thường không thể lấp đầy được.

Bố trí công năng tủ bếp khu nấu ăn

Khu nấu ăn là nơi đặt bếp nấu để nấu chín thức ăn, phía bên trên sẽ tích hợp chiếc máy hút mùi để đảm bảo mùi thức ăn không bám lấy không gian. Các ngăn kéo tủ bếp dưới sẽ bố trí thiết bị nấu ăn như lò nướng, lò vi sóng, ngăn  đựng thìa, đũa, dĩa… để thuận tiện trong việc chuẩn bị bữa ăn.

Xem thêm: Tủ bếp đa năng: Lợi ích khi sử dụng và mẹo đảm bảo khả năng lưu trữ

Hướng dẫn bố trí công năng tủ bếp với từng loại tủ bếp

Hiện nay có 4 loại tủ bếp thường được thiết kế và lắp đặt là tủ bếp hình chữ I, L, U và tủ bếp song song. Sunvie sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách bố trí công năng từng loại tủ bếp nhé. 

Tủ bếp hình chữ I

Hướng dẫn bố trí công năng tủ bếp hình chữ I
Hướng dẫn bố trí công năng tủ bếp hình chữ I

Tủ bếp hình chữ được thiết kế theo 1 đường thẳng nên thích hợp với nhà bếp nhỏ và vừa. Người nấu sẽ không phải di chuyển quá nhiều trong quá trình nấu nướng và dọn dẹp. Để có thể sử dụng tủ bếp hình chữ I tốt nhất, bạn cần chú ý tới tam giác vàng: tủ lạnh – bồn rửa – bếp nấu nướng hoặc ngược lại. Bên cạnh đó, nếu trần nhà bạn nhỏ hơn 3m thì bạn có thể lắp đặt tủ bếp sát trần để mở rộng không gian tích trữ đồ dùng nhà bếp. Trong các khoang tủ hãy thiết kế thêm những chiếc ngăn kéo tủ bếp để tối ưu hóa việc cất giữ đồ đạc.

Tủ bếp song song

Thiết kế tủ bếp này dành riêng cho những căn bếp nhỏ và sâu. Hai hệ tủ bếp sẽ đặt ở vị trí song song đối diện nhau và chừa ra lối đi ở giữa. Nhờ bạn, trong khi nấu nướng bạn chỉ cần xoay người là đã có thể sử dụng được hệ tủ ở 2 phía. Bạn có thể bố trí công năng tủ bếp bằng cách đặt khu lưu trữ thực phẩm và bồn rửa ở cùng 1 mặt tủ, tủ bếp còn lại thì đặt bếp nấu ở vị trí chính giữa. Khi lắp đặt tủ bếp song song, bạn hãy đảm bảo lối đi ở giữa rộng khoảng dưới 2m để thuận tiện khi sử dụng bếp. Tủ bếp song song sẽ khiến diện tích của nhà bếp hẹp đi nên bạn có thể lắp đặt tủ bếp trên, tủ bếp kịch trần để tăng diện tích tích trữ đồ vật.

Tủ bếp hình chữ U

Tủ bếp hình chữ U sẽ tận dụng toàn bộ khu vực nhà bếp nên không gian lưu trữ đồ dùng sẽ được mở rộng tối đa. Tuy nhiên, loại tủ bếp này có thể gây khó khăn khi gia đình bạn quá đông thành viên hoặc tổ chức những bữa tiệc nấu ăn nhiều người. Loại tủ này có 3 mặt đặt vuông góc với nhau. Hiện nay có 3 cách bố trí công năng tủ bếp chữ U thường thấy là tủ bếp ôm sát tường nhà bếp, sử dụng 1 cạnh còn lại làm quầy bar hoặc bán đảo ngăn cách không gian các phòng và đặt đảo bếp tách rời. Bạn có thể bố trí công năng như sau:

  • Tủ lạnh và khu lưu trữ thực phẩm đặt ở cạnh khu bồn rửa, tiếp đo là khu vực sơ chế thức ăn 
  • Đặt khu vực nấu ăn ở bên cạnh bồn rửa sao cho tạo thành tam giác vàng tủ lạnh – bồn rửa và bếp nấu
  • Sau khi thức ăn nấu chín, bạn có thể đặt chúng ở mặt còn lại của tủ hoặc tận dụng làm quầy bar và đảo bếp

Xem thêm: Cách bố trí bếp chữ U độc đáo, khoa học và tiện nghi

Tủ bếp hình chữ L

Hướng dẫn bố trí công năng tủ bếp hình chữ L
Hướng dẫn bố trí công năng tủ bếp hình chữ L

Tủ bếp chữ L phù hợp với những căn bếp có không gian và diện tích rộng rãi. Với tủ bếp hình chữ L, bạn có thể bố trí theo thứ tự từ trái qua phải: Khu lưu trữ thực phẩm, khu đựng dụng cụ làm bếp, khu bồn rửa, khu sơ chế thực phẩm, và khu nấu ăn. Ở điểm nối 2 bếp, bạn hãy khéo léo sử dụng làm khu sơ chế thực phẩm hoặc để các dụng cụ nấu ăn lớn khác. 

Khi bố trí công năng tủ bếp cần chú ý điều gì?

“Khi bố trí công năng tủ bếp cần chú ý điều gì?” chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người đang có nhu cầu bố trí tủ bếp. Thấu hiểu nỗi băn khoăn đó, Suvie sẽ liệt kê những điều cần chú ý khi bố trí công năng tủ bếp nhé. Tin chắc rằng sau khi đọc xong, bạn sẽ có thể thiết kế tủ bếp của mình với đầy đủ khu vực công năng. 

  • Lựa chọn loại tủ bếp phù hợp với diện tích căn bếp của bạn. Nếu không gian căn bếp cả gia đình bạn lớn thì hãy thiết kế tủ bếp chữ L hoặc chữ U. Còn trong trường hợp nhà bếp nhỏ và vừa thì tủ bếp hình chữ I là lựa chọn tối ưu dành cho bạn.
  • Luôn đảm bảo 5 khu vực công năng cơ bản để có thể thuận tiện trong quá trình nấu nướng. Đặc biệt là tam giác vàng: Tủ lạnh – bồn rửa – bếp nấu
  • Hãy tận dụng tối đa những góc khuất của nhà bếp để bố trí công năng tủ bếp và mở rộng không gian lưu trữ. Với những góc chết, bạn có thể lắp đặt tủ bếp vát góc, tủ bếp góc chết, ngăn kéo góc tủ bếp và tích hợp thêm giá xoay tủ bếp. Khi lấp đầy những góc tường trong nhà bếp không chỉ giúp nhà bếp thêm đồng bộ và liền mạch mà còn mở rộng tối đa diện tích cất trữ trong căn bếp.
  • Khi lựa chọn màu sắc cho tủ bếp, bạn nên chọn những gam màu nhẹ và tươi sáng như trắng kim, nâu sữa, vàng nhạt… để không gian trở nên hài hòa và dễ chịu hơn. Tránh sử dụng những gam màu quá mạnh sẽ khiến nhà bếp trở nên bí bạch, rối mắt và tù tùng. Tủ bếp trên và tủ bếp dưới nên sử dụng đồng nhất 1 màu sắc, không sơn quá nhiều loại màu ảnh hưởng tới sự hài hòa trong căn phòng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp những màu sắc hợp mệnh, phong thủy của mình để tăng vượng khí cho nhà bếp.
  • Bố trí công năng tủ bếp cần đặt bồn rửa và bếp nấu cách xa nhau, tốt nhất là khoảng 60cm trở lên. Bởi theo dân gian quan niệm, bồn rửa là “thủy” và bếp là “hỏa”. Nếu đặt quá gần nhau sẽ có thể dẫn đến tình trạng xung khắc và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như công việc làm ăn của gia chủ.
Bồn rửa và bếp nấu phải cách xa nhau từ 60cm trở lên
Bồn rửa và bếp nấu phải cách xa nhau từ 60cm trở lên
  • Bố trí công năng tủ bếp đảm bảo thiết kế hệ thống điện, nước hợp lý và an toàn.
  • Hãy tích hợp những đồ vật và thiết bị mang nhiều tính năng để tối ưu khả năng lưu trữ cũng như trong quá trình sử dụng. Chẳng hạn như lắp đặt máy rửa bát, máy hút mùi, lò vi sóng, lò nướng âm tủ, ngăn kéo tủ bếp đa năng, tủ bếp 2 tầng, giá bát đĩa nâng hạ…
  • Để đảm bảo khu vực tủ bếp luôn sáng sủa và đầy đủ ánh sáng, bạn có thể lắp đặt thêm những bóng đèn nhà bếp. Không gian tối tăm sẽ không tốt cho mắt và có thể tiềm ẩn nguy hiểm khi rửa các vật nhọn sắc như dao, kéo…

Sunvie – Đơn vị cung cấp tủ bếp bố trí đầy đủ công năng

Với 12 năm kinh nghiệm, Sunvie tự hào là đơn vị cung cấp tủ bếp bố trí đầy đủ công năng hàng đầu tại Việt Nam. Tất cả các sản phẩm tủ bếp của Sunvie đều được thiết kế đạt chuẩn bố trí công năng tủ bếp của châu Âu. Đến với Sunvie, bạn sẽ được cam kết:

  • Tủ bếp do chính tay Sunvie thiết kế và gia công với đa dạng mẫu mã sản phẩm và mang tới chất lượng cao nhất.
  • Những chiếc tủ bếp của Sunvie được làm từ chất liệu inox 304 cao cấp cực kì bền lâu với 5K: Không cong vênh biến dạng; không ẩm mốc; không mối mọt; không cháy nổ và không bám dính. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng. 
  • Quy trình làm việc rõ ràng và đúng tiến độ đã đề ra. Tuyệt đối không xảy ra trường hợp chậm trễ tiến độ vì nguyên nhân khách quan hay chủ quan.
  • Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, bạn sẽ có thể mua được bộ tủ bếp bền đẹp với mức giá cực kỳ ưu đãi
  • Chế độ bán hàng, bảo hành, lắp đặt, vận chuyển cực tốt và đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người tiêu dùng.
  • Đội ngũ nhân viên tận tâm và chuyên nghiệp sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn trong quá trình bố trí công năng tủ bếp hợp lý nhất.

Để được tư vấn và hỗ trợ bố trí công năng tủ bếp, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE: 0988 999 687 hoặc đến tham khảo sản phẩm tại showroom ở địa chỉ Khu C – C11/26 Khu đô thị GLEXIMCO Lê Trọng Tấn – Hà Đông – Hà Nội.

Như vậy, trên đây Sunvie đã hướng dẫn cho bạn cách bố trí công năng tủ bếp hợp lý nhất. Mong rằng bạn sẽ có thể thiết kế cho gia đình mình chiếc tủ bếp đầy đủ chức năng.

Tham gia bình luận:

Call Now